
Nếu bạn đang chập chững bước vào thế giới blog hay content marketing, thì sử dụng Google Keyword Planner chính là kỹ năng quan trọng giúp bạn khám phá ra những từ khóa “tiềm năng” để tạo nội dung chất lượng.
Bạn không phải lo nếu chưa từng nghe đến công cụ này, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước sử dụng Google Keyword Planner một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Trong bài viết này, bạn sẽ được khám phá:
- Google Keyword Planner là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
- Cách sử dụng Keyword Planner từng bước chi tiết, từ A đến Z.
- Những mẹo và thủ thuật để tận dụng tối đa sức mạnh của công cụ này.
Đảm bảo sau khi đọc xong, bạn sẽ tự tin sử dụng Google Keyword Planner để nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những từ khóa tiềm năng, thu hút đúng đối tượng độc giả và đưa blog của mình lên một tầm cao mới.
Google Keyword Planner là gì?

Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí được tích hợp trong Google Ads, đây được coi là người bạn đồng hành trong những bước đầu của bất kỳ ai làm SEO hay content marketing.
Bạn có thể hình dung nó như một “chiếc la bàn” giúp bạn định hướng trong thế giới rộng lớn của các từ khóa.
Vậy Keyword Planner làm được những gì?
- Tìm kiếm từ khóa mới: Bạn chỉ cần nhập một vài từ khóa liên quan đến chủ đề của mình, Keyword Planner sẽ gợi ý hàng loạt các từ khóa khác mà người dùng thường tìm kiếm.
- Ước tính lượng tìm kiếm: Bạn sẽ biết được trung bình mỗi tháng có khoảng bao nhiêu người tìm kiếm một từ khóa cụ thể. Thông tin này giúp bạn đánh giá mức độ phổ biến và tiềm năng của từ khóa đó.
- Dự đoán chi phí quảng cáo: Nếu bạn có ý định chạy quảng cáo Google Ads, Keyword Planner sẽ ước tính chi phí bạn cần bỏ ra cho mỗi từ khóa.
- Xem xu hướng tìm kiếm: Bạn có thể xem biểu đồ hoặc phần trăm biến động thể hiện sự thay đổi lượng tìm kiếm của một từ khóa theo thời gian. Điều này giúp bạn nắm bắt được xu hướng và điều chỉnh chiến lược nội dung cho phù hợp.
Nói một cách đơn giản, Google Keyword Planner giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm trên Google. Nhờ đó, bạn có thể tạo ra nội dung “đúng gu” của họ, thu hút nhiều lượt truy cập hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner từng bước
Bây giờ, hãy cùng mình bắt đầu khám phá cách sử dụng Google Keyword Planner cho người mới. Bạn không cần lo vì mình sẽ cố gắng trình bày một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Bước 1: Truy cập Google Keyword Planner
Trước tiên, bạn cần có một tài khoản Google. Đừng nói là chưa có thì mình cũng đến chịu bạn luôn ấy.
Sau đó, bạn có thể truy cập Google Keyword Planner thông qua Google Ads.
- Truy cập vào trang web Google Ads.
- Đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn.
- Nhấp vào biểu tượng “Công cụ” ở bên trái màn hình.
- Chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”

Vậy là giờ bạn đã vào được giao diện chính của Google Keyword Planner rồi.
Bước 2: Lựa chọn công cụ phù hợp
Keyword Planner cung cấp cho bạn hai công cụ chính:
- Khám phá các từ khóa mới: Công cụ này giúp bạn tìm kiếm các từ khóa mới dựa trên một từ khóa, website hoặc danh mục sản phẩm/dịch vụ.
- Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm: Công cụ này cho phép bạn xem lượng tìm kiếm và dự đoán số lần nhấp chuột, hiển thị và chi phí của các từ khóa cụ thể.

Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng từ khóa mới, hãy chọn “Khám phá các từ khóa mới”. Còn nếu bạn muốn phân tích chi tiết về các từ khóa cụ thể có sẵn, hãy chọn “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm”.
Bước 3: Nhập từ khóa và tùy chỉnh tìm kiếm
Sau khi chọn công cụ, bạn sẽ thấy một hộp tìm kiếm. Tại đây, bạn có thể nhập:
- Từ khóa hạt giống: Đây là từ khóa chính mà bạn muốn nghiên cứu. Ví dụ: “mmo là gì”.
- Website: Nếu bạn muốn phân tích một website, hãy nhập địa chỉ website đó để Keyword Planner gợi ý các từ khóa liên quan đến nội dung trên website.
- Danh mục sản phẩm/dịch vụ: Nếu bạn kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, hãy chọn danh mục phù hợp để nhận được các gợi ý từ khóa chính xác hơn.

Ngoài ra, bạn còn có thể tùy chỉnh tìm kiếm bằng cách:
- Địa điểm: Chọn quốc gia, khu vực hoặc thành phố mà bạn muốn nhắm mục tiêu.
- Ngôn ngữ: Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn các từ khóa được hiển thị.
Bên cạnh đó ở bước sau sẽ có thêm 2 lựa chọn khác:
- Khoảng thời gian: Chọn khoảng thời gian mà bạn muốn xem dữ liệu tìm kiếm (ví dụ: 12 tháng qua).
- Mạng tìm kiếm: Chọn mạng tìm kiếm mà bạn muốn xem dữ liệu (Google hoặc Google partners).
Bước 4: Phân tích kết quả
Sau khi nhấp vào nút “Nhận kết quả”, Keyword Planner sẽ hiển thị cho bạn một danh sách các từ khóa liên quan, cùng với các số liệu quan trọng như:
- Lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng: Số lượng tìm kiếm trung bình của từ khóa đó trong một tháng.
- Mức độ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh của từ khóa đó trong quảng cáo Google Ads (thấp, trung bình hoặc cao). Lưu ý cạnh tranh này không phải là cạnh tranh SEO.
- Giá thầu được đề xuất: Khoảng giá thầu mà bạn nên đặt cho từ khóa đó trong quảng cáo Google Ads.

Hãy chú ý đến các số liệu này để đánh giá tiềm năng của từng từ khóa. Bạn có thể sử dụng các bộ lọc để tinh chỉnh kết quả. Ví dụ: chỉ hiển thị các từ khóa có lượng tìm kiếm trên 1000 hoặc mức độ cạnh tranh thấp.
Ngoài ra bạn có thể nhấp vào các từ khóa mở rộng thông tin tìm kiếm hoặc chọn chế độ xem từ khóa nhằm dễ dàng phân loại.

Bước 5: Lựa chọn từ khóa tiềm năng
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu từ khóa bằng Google Keyword Planner. Hãy lựa chọn những từ khóa phù hợp với nội dung của bạn và có tiềm năng mang lại nhiều lượt truy cập.
Một số tiêu chí bạn có thể tham khảo:
- Lượng tìm kiếm cao: Từ khóa có lượng tìm kiếm càng cao thì càng có nhiều người quan tâm đến chủ đề đó.
- Mức độ cạnh tranh thấp: Từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp thì cũng có khả năng cạnh tranh SEO cũng thấp giúp bạn sẽ dễ dàng hơn để bạn đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
- Phù hợp với nội dung: Từ khóa phải liên quan đến nội dung mà bạn đang xây dựng. Đừng cố gắng “nhồi nhét” những từ khóa không liên quan, điều này không đem lại giá trị gì còn dễ bị đánh giá spam.
Sau khi đã chọn được những từ khóa ưng ý, bạn có thể lưu chúng vào một danh sách để sử dụng sau này. Keyword Planner cho phép bạn xuất danh sách từ khóa dưới dạng tệp CSV để dễ dàng quản lý và sử dụng.

Mẹo và thủ thuật sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả
Sau khi đã nắm vững các bước cơ bản, hãy cùng mình khám phá một số “bí kíp” để sử dụng Google Keyword Planner như một chuyên gia SEO thực thụ nhé!
Sử dụng từ khóa dài (long-tail keywords)
Bạn có biết, những từ khóa dài thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với từ khóa ngắn?
Tại sao nên sử dụng từ khóa dài?
- Ít cạnh tranh hơn: Từ khóa dài thường có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khóa ngắn, giúp bạn dễ dàng đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
- Thu hút đúng đối tượng: Người dùng tìm kiếm bằng từ khóa dài thường có ý định mua hàng rõ ràng hơn, do đó tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) thường cao hơn.
- Nội dung cụ thể hơn: Từ khóa dài giúp bạn tạo ra nội dung chi tiết và tập trung hơn, đáp ứng chính xác nhu cầu của người dùng.
Ví dụ, thay vì chỉ tìm kiếm “giày”, người dùng có thể tìm kiếm “giày thể thao nữ nike chính hãng” hoặc “giày chạy bộ nam giảm giá”. Những từ khóa dài này cho thấy người dùng đã có ý định mua hàng rõ ràng, và họ đang tìm kiếm những sản phẩm cụ thể.
Vì vậy, hãy tận dụng Keyword Planner để tìm kiếm những từ khóa dài liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thu hút đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng khả năng chuyển đổi.
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Học hỏi từ những người giỏi nhất
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Trong SEO cũng vậy, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là một bước không thể bỏ qua. Google Keyword Planner có thể giúp bạn khám phá những từ khóa mà đối thủ của bạn đang sử dụng để đạt được thứ hạng cao.
Cách thực hiện:
- Trong Google Keyword Planner, chọn công cụ “Khám phá các từ khóa mới“.
- Thay vì nhập từ khóa, hãy chọn Tab “Bắt đầu bằng một trang web” sau đó nhập địa chỉ website hoặc địa chỉ của một trang cụ thể của đối thủ cạnh tranh.
- Keyword Planner sẽ phân tích website đó và gợi ý cho bạn những từ khóa tiềm năng.
Ví dụ mình muốn phân tích tất cả những từ khóa trong một bài viết của đối thủ đang xếp hạng top 1 cho từ khóa “học edit video cơ bản”.

Ngay lập tức mình có một danh sách các từ khóa hoàn chỉnh có trong bài viết đã phân tích.

Từ đó, bạn có thể học hỏi từ chiến lược từ khóa của đối thủ, tìm ra những “lỗ hổng” và tận dụng chúng để qua mặt đối thủ.
Kết hợp với Google Trends
Google Trends là một công cụ miễn phí khác của Google, cho phép bạn xem xu hướng tìm kiếm của một từ khóa theo thời gian. Bằng cách kết hợp Google Keyword Planner và Google Trends, bạn có thể:
- Nhận biết xu hướng mới: Phát hiện những từ khóa đang trở nên phổ biến và có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
- Tạo nội dung kịp thời: Xây dựng nội dung liên quan đến những xu hướng “hot” để thu hút sự chú ý của người dùng.
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo: Điều chỉnh chiến dịch quảng cáo dựa trên xu hướng tìm kiếm để đạt hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ, nếu bạn kinh doanh đồ bơi, bạn có thể sử dụng Google Trends để xem lượng tìm kiếm cho từ khóa “đồ bơi” tăng cao vào mùa hè và giảm vào mùa đông. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược nội dung và quảng cáo của mình cho phù hợp.
Google Trends phản ánh chính xác xu hướng tìm kiếm của người dùng
Thử nghiệm và tối ưu hóa
Không có công thức nào là hoàn hảo trong việc nghiên cứu từ khóa. Điều quan trọng là bạn phải liên tục thử nghiệm và tối ưu hóa.
Hãy thử sử dụng các từ khóa khác nhau, theo dõi kết quả và điều chỉnh chiến lược của mình dựa trên những gì bạn học được.
Đừng ngại thử nghiệm những điều mới mẻ. Có thể bạn sẽ khám phá ra những từ khóa “bí mật” mà chưa ai khai thác hết tiềm năng của chúng.
Lời kết
Google Keyword Planner thực sự là một công cụ miễn phí hữu ích đối với bất kỳ ai muốn xây dựng nội dung thành công trên Internet. Từ việc tìm kiếm ý tưởng từ khóa mới, đánh giá mức độ cạnh tranh, đến việc bắt kịp xu hướng thị trường, công cụ này đều có thể hỗ trợ bạn một cách hiệu quả.
Hãy nhớ rằng, việc nghiên cứu từ khóa không chỉ là một bước đầu tiên mà còn là một quá trình liên tục. Đừng ngại thử nghiệm, tối ưu hóa và luôn cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO để nội dung của bạn luôn “nổi bật” giữa đám đông.
Và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc kinh nghiệm nào muốn chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới. Mình luôn sẵn sàng lắng nghe và trao đổi với bạn!
Có thể bạn cũng thích: 10 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất cho SEO
TOP 2: HOTSTING THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TỐT NHẤT MÌNH ĐANG SỬ DỤNG
TOP 1: Hostinger: XEM TẠI ĐÂY, Xem video này làm theo nếu bạn chọn mua hostinger(khuyên dùng #1) MÃ GIẢM GIÁ SINHGIANG
TOP 2 : HostArmada: XEM TẠI ĐÂY