
Bạn có bao giờ cảm thấy bực bội khi Blog/website của mình tải chậm như “rùa bò”? Hay bạn đã từng mất khách hàng tiềm năng chỉ vì những lỗi khó hiểu trên trang web?
Nếu câu trả lời là “có”, thì rất có thể hosting của bạn đang có vấn đề và cần được tối ưu.
Và ở đây mình có thể giúp bạn!
Với nhiều năm phát triển Blog, mình đã trải qua đủ mọi tình huống “dở khóc dở cười” với hosting. Từ những ngày đầu loay hoay với cPanel đến khi tự tin xử lý các vấn đề phức tạp, mình nhận ra rằng tối ưu hosting là một kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng.
Và trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn tất cả những “bí kíp” mà mình đã tích lũy được, giúp bạn biến website của mình trở nên ổn định và nhanh chóng hơn.
Tại sao cần tối ưu hosting?
Tại thời điểm bài viết này có lẽ mình sẽ không phải nhắc lại khái niệm hosting cho bạn nữa nhé. Nếu bạn chưa thực sự nắm rõ thì có thể xem bài viết này.
Quay lại vấn đề chính.
Tối ưu hosting mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực:
- Tăng tốc website: Website tải nhanh hơn giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Cải thiện SEO: Google và các công cụ tìm kiếm ưu tiên những website có tốc độ tải nhanh, nếu đáp ứng được thì website của bạn dễ dàng đạt thứ hạng cao hơn.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Website nhanh chóng, mượt mà giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin, mua hàng và thực hiện các hành động khác, từ đó tăng doanh thu cho bạn.
- Giảm chi phí: Tối ưu hosting giúp bạn sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tránh lãng phí và tiết kiệm chi phí vận hành.
- Tăng cường bảo mật: Tối ưu hosting giúp vá các lỗ hổng bảo mật, bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công mạng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất hosting
Tốc độ và hiệu suất của hosting không chỉ phụ thuộc vào loại hosting bạn chọn, mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Do vậy, hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn và tối ưu hosting.
Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng đối với hosting, nó giống như bạn có một máy tính cấu hình mạnh hay cấu hình thấp vậy. Những thông số bạn cần biết:
- Dung lượng RAM: Bộ nhớ tạm thời giúp máy chủ xử lý nhiều tác vụ cùng lúc.
- CPU: Chịu trách nhiệm thực thi các lệnh và tính toán.
- Băng thông: Lượng dữ liệu có thể truyền tải trong một đơn vị thời gian.
- Công nghệ lưu trữ: SSD có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn nhiều so với HDD.
Phía website
Trên website của bạn, cũng có rất nhiều yếu tố nhỏ khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến thông số kỹ thuật từ đó gián tiếp tác động đến tốc độ tải và hiệu suất.
Chẳng hạn như:
- Code website: Code cồng kềnh, không tối ưu sẽ làm chậm quá trình tải trang.
- Hình ảnh, video: Dung lượng lớn của các tệp đa phương tiện sẽ làm tăng thời gian tải trang.
- Số lượng plugin: Quá nhiều plugin có thể gây xung đột và làm chậm website.
Hướng dẫn tối ưu hosting từng bước
Sau khi đã hiểu rõ về hosting và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ, hiệu suất, giờ hãy cùng mình bắt tay vào tối ưu hosting từng bước một.
Bạn không phải lo gì nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết và dễ hiểu nhất có thể.
1. Chọn nhà cung cấp hosting uy tín
Việc chọn đúng nhà cung cấp hosting giống như chọn một nền tảng vững chắc để xây dựng ngôi nhà website của bạn. Một nhà cung cấp hosting uy tín sẽ đảm bảo website của bạn hoạt động ổn định, nhanh chóng và an toàn.
Các tiêu chí này sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn một nhà cung cấp hosting uy tín:
- Tốc độ: Tốc độ tải trang nhanh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hãy chọn nhà cung cấp dùng ổ cứng SSD và có server đặt tại khu vực gần với khách hàng mục tiêu của bạn.
- Uptime: Uptime là thời gian website của bạn hoạt động liên tục. Hãy chọn nhà cung cấp có tỷ lệ uptime cao (tối thiểu 99.9%).
- Hỗ trợ: Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật nhiệt tình, chuyên môn cao, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn 24/7 là một điểm cộng lớn.
- Giá cả: So sánh giá cả của các nhà cung cấp, nhưng đừng chỉ chọn gói rẻ nhất. Hãy cân nhắc giữa giá cả và chất lượng dịch vụ.
- Tính năng: Một số tính năng hữu ích như sao lưu tự động, chứng chỉ SSL miễn phí, công cụ bảo mật,… cũng nên được xem xét.
Một số nhà cung cấp hosting uy tín mà mình đã có kinh nghiệm sử dụng và đánh giá cao:
- Hawkhost: Giá rẻ, nhiều công nghệ hiện đại đi kèm, tốc độ nhanh, hiệu suất ổn.
- A2 Hosting: Tốc độ vượt trội, nhiều tính năng tối ưu tích hợp sẵn.
- HostArmada: Dịch vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật xuất sắc, nhiều công cụ tối ưu.
- StableHost: Giá cả phải chăng, hiệu suất ổn định, hỗ trợ khách hàng tốt.
2. Tối ưu cài đặt hosting
Sau khi đã chọn được nhà cung cấp hosting ưng ý, chúng ta sẽ bắt đầu tối ưu các cài đặt hosting để website hoạt động hiệu quả nhất.
Bật nén Gzip:
Gzip là một phương pháp nén dữ liệu giúp giảm kích thước các tệp tin (HTML, CSS, JavaScript) trước khi gửi đến trình duyệt của người dùng. Điều này giúp tăng tốc độ tải trang đáng kể.
Bạn có thể bật Gzip dễ dàng trong cPanel bằng cách:
- Bước 1: Đăng nhập vào Cpanel
- Bước 2: Kéo xuống dưới phần software tìm mục “Optimize website”.
- Bước 3: Tick vào “Compress All Content”
- Bước 4: Nhấn update setting để hoàn tất.

Sử dụng bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm (cache) sẽ lưu trữ tạm thời dữ liệu của website trên máy tính của người dùng hoặc trên server.
Khi người dùng truy cập lại website, dữ liệu sẽ được lấy từ bộ nhớ đệm thay vì tải lại từ đầu, giúp tăng tốc độ tải trang đáng kể.
Bạn có thể cài đặt các plugin bộ nhớ đệm miễn phí như WP Super Cache hoặc W3 Total Cache cho WordPress.
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh thường chiếm dung lượng lớn nhất trên website, nếu không tối ưu tốt trang của bạn sẽ rất nặng và mất thêm nhiều thời gian tải. Tất nhiên nó còn tăng đáng kể dung lượng lưu trữ của Hosting.
Do đó, bạn có thể tối ưu bằng cách sử dụng các công cụ nén ảnh miễn phí như TinyPNG hoặc ShortPixel để giảm kích thước hình ảnh mà không làm giảm chất lượng.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm cứu sử dụng định dạng WebP, một định dạng hình ảnh có khả năng nén tốt hơn JPEG và PNG.
Cập nhật phần mềm
Luôn cập nhật WordPress, plugin, themes và PHP lên phiên bản mới nhất để vá các lỗ hổng bảo mật và cải thiện hiệu suất.
3. Tối ưu cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ tất cả nội dung của website, bao gồm bài viết, trang, bình luận, cài đặt,… Một cơ sở dữ liệu cồng kềnh, không được tối ưu sẽ làm chậm website của bạn.
Sử dụng MySQL
MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến, được nhiều nhà cung cấp hosting hỗ trợ, nó rất mạnh mẽ, linh hoạt và dễ sử dụng.
Nếu bạn dùng WordPress thì không phải lo vì nó là mặc định rồi.
Sử dụng plugin tối ưu database
Mặc dù bạn có thể tối ưu database thủ công thông qua phpMyadmin, tuy nhiên để hạn chế thao tác kỹ thuật cũng như các sự cố không mong muốn thì cách đơn giản hơn là dùng plugin.
Một số plugin giúp bạn tối ưu cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng, chẳng hạn như WP-Optimize, WPRocket. Các plugin này giúp bạn xóa các dữ liệu không cần thiết, sửa chữa các bảng bị hỏng và tối ưu cấu trúc cơ sở dữ liệu.

4. Tối ưu bảo mật và các tài nguyên có sẵn trong cPanel
Bên cạnh các yếu tố quan trọng trên thì bạn cũng nên khai thác một số tài nguyên và tính năng có sẵn mà cPanel hỗ trợ.
Cài đặt SSL
SSL được hiểu là giao thức bảo mật giúp đảm bảo thông tin luôn an toàn trong quá trình truyền tải dữ liệu. Ngày nay nó cũng là một tiêu chí bắt buộc để các công cụ tìm kiếm đánh giá độ an toàn cho website của bạn.
Thông thường bạn sẽ phải mất vài chục $ mỗi năm để mua tính năng này nhưng khá may là cPanel của shared hosting có hỗ trợ miễn phí.
Để cài SSL bạn hãy làm các bước:
- Truy cập vào cPanel
- Tìm đến SSL/TLS Status
- Nhấn nút Run AutoSSL

Sau khi chạy xong bạn sẽ thấy bên cạnh tên miền có ổ khóa màu xanh, giờ thì trong quá trình cài đặt WordPress hãy chọn giao thức https:// hoặc thay đổi trong Settings ->General của giao diện quản trị WordPress.
Thêm tên miền hoặc tên miền phụ
Về cơ bản đây là kỹ thuật addon domain hay addon sub-domain, dùng trong trường hợp những gói hosting bạn mua cho phép thêm nhiều web khác nhau.
Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí thay vì mỗi lần muốn làm website mới lại sắm hosting khác.
Thay vào đó bạn chỉ cần mua một tên miền, trỏ nó về hosting và add vào.
Nội dung liên quan: Hướng dẫn chi tiết về Addon domain đơn giản và nhanh chóng
Các công cụ hỗ trợ tối ưu hosting
Trong quá trình tối ưu hosting, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các công cụ chuyên dụng để kiểm tra, đánh giá và cải thiện hiệu suất website. Dưới đây là một số công cụ hữu ích mà mình thường xuyên sử dụng:
GTmetrix: Công cụ này cung cấp báo cáo chi tiết về tốc độ tải trang, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và đưa ra gợi ý cải thiện. Bạn có thể xem báo cáo dưới dạng biểu đồ waterfall chart để hiểu rõ hơn về quá trình tải trang.

Pingdom: Tương tự như GTmetrix, Pingdom cũng cung cấp báo cáo chi tiết về tốc độ tải trang. Điểm đặc biệt của Pingdom là khả năng kiểm tra tốc độ từ nhiều vị trí địa lý khác nhau, giúp bạn đánh giá tốc độ website từ góc nhìn của người dùng ở các khu vực khác nhau.

PageSpeed Insights: Đây là công cụ của Google, giúp bạn đánh giá tốc độ website trên cả máy tính và thiết bị di động. PageSpeed Insights cung cấp điểm số từ 0 đến 100 và đưa ra các gợi ý cải thiện cụ thể.

Công cụ kiểm tra bảo mật
Sucuri SiteCheck: Công cụ này quét website của bạn để tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật, phần mềm độc hại và các vấn đề khác có thể gây hại cho website.
Solid security site scan: Một tính năng quét bảo mật toàn diện của plugin WordPress Solid Security.

Các plugin hỗ trợ tối ưu tốt nhất
Mặc dù WordPress có rất nhiều plugin hỗ trợ tối ưu hosting hiệu quả, tuy nhiên với kinh nghiệm của mình thì đây là những plugin đáng dùng nhất:
- Autoptimize: Plugin này giúp tối ưu HTML, CSS và JavaScript bằng cách gộp các tệp tin, loại bỏ khoảng trắng và các ký tự không cần thiết, giúp giảm kích thước tệp tin và tăng tốc độ tải trang.
- WP Rocket: Đây là một plugin caching mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng thiết lập bộ nhớ đệm, tối ưu cơ sở dữ liệu, nén hình ảnh và nhiều tính năng khác. WP Rocket có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, phù hợp với cả người mới bắt đầu.
- Perfmatters: Plugin này tập trung vào việc giảm thiểu các yêu cầu HTTP (HTTP requests), một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Perfmatters giúp bạn vô hiệu hóa các script không cần thiết, trì hoãn tải JavaScript, tối ưu Google Fonts và nhiều tính năng khác.
Phần kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua các bước tối ưu hosting từ A đến Z. Hy vọng rằng với những kiến thức và hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, bạn đã có thể tự tin chăm sóc cho website của mình, giúp nó hoạt động nhanh chóng, ổn định và an toàn hơn.
Hãy nhớ rằng, tối ưu hosting không phải là công việc một sớm một chiều mà là một quá trình liên tục. Hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ và hiệu suất website, cập nhật phần mềm và áp dụng các biện pháp bảo mật để website của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.
Nếu bạn có khó khăn hoặc thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới. mình luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ bạn nếu có thể.
TOP 2: HOTSTING THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TỐT NHẤT MÌNH ĐANG SỬ DỤNG
TOP 1: Hostinger: XEM TẠI ĐÂY, Xem video này làm theo nếu bạn chọn mua hostinger(khuyên dùng #1) MÃ GIẢM GIÁ SINHGIANG
TOP 2 : HostArmada: XEM TẠI ĐÂY