
Ừ thì người ta hỏi bạn có website không, mình trả lời tôi có.
Người ta hỏi cho mình xem website của bạn, bạn trả lời ukm (nhưng có một chút ngại vì website đó không có khách hoặc rất ích khách, hay website đó thiết kế chưa được như ý bạn, website đó chưa thể hiện được sứ mệnh của bạn và doanh nghiệp.
Chào bạn, minh là Sinh, mình đã gặp rất nhiều khách họ có website nhưng khi hỏi họ có khách từ website đó không thì hầu như họ trả lời là không hoặc họ nói lâu lâu mới có một cuộc gọi điện.
Sau đây mình sẽ đưa ra những LÝ DO mà Website của bạn Không Có Khách?
Lý Do Thứ 1: Website của bạn đứng ở vị trí rất thất trong thanh cung cụ tìm kiếm của Google.
- Theo nghiên cứu của Search Engine Journal, có hơn 70% các nhà nghiên cứu B2B bắt đầu quá trình mua hàng của họ bằng một tìm kiếm chung chung.
- 89% người mua sắm thực hiện nghiên cứu trực tuyến trước khi mua hàng lớn. (Bán lẻ hôm nay)
- 93% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu bằng công cụ tìm kiếm. ( Techjury ).
Vậy nếu website của bạn không có thứ hạng trên Google thì bạn không thể cạnh tranh với đối thủ trên internet rồi.
Giải Pháp: Để đưa trang website của bạn lên trên Google hay nói rộng hơn là lên trên các công cụ tìm kiếm thì bạn cần phải làm SEO cho website, tối ưu trang website của bạn để các cung cụ tìm kiếm yêu thích contents website của bạn từ đó họ sẽ đây các trang web lên thứ hạng cao hơn trên các cung cụ tìm kiếm.
Vậy thì SEO là gì?
SEO là viết tắt của từ (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm) là một tập hợp các phương pháp tối ưu mọi thứ trên website giúp trang web thân thiện với các công cụ tìm kiếm, qua đó nâng cao thứ hạng các từ khóa tìm kiếm.
SEO là một chủ đề rất lớn nên mình không thể nói hết trong cái bải hướng dẫn này, các bạn nhớ vào đăng ký kênh Youtube của mình để xem thêm về SEO nhé.
Hãy xem video này của mình để biết các tối ưu SEO nhé
Lý Do Thứ 2: Website mới thiết kế khoảng 2 – 3 tháng.
Nếu website của bạn mói thiết kế thì các cung cụ tìm kiếm chưa thể index cái trang website lên luôn.
Sau khi thiết website cho rất nhiều khách hàng, họ cứ tưởng thiết kế xong là sẽ có khách nhưng không phải cáo website là có khách luôn đâu, nó phải phụ thuộc vào đội tuổi của website và cách bạn làm contens lên trên đó.
Bình thường một trang website sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng Google index lên trang của họ.
Khi các cung cụ tìm kiếm đã index trang website của bạn lên trên đó thì khả năng lớn là khách hàng sẽ tìm thấy bạn và mua hàng.
Tất nhiên, nếu ngành của bạn không cạnh tranh thì rất dễ để bạn lên top Google trong vài tháng và có thể bạn có khách luôn.
Còn ngách kinh doanh của bạn mà cạnh tranh thì phục thuộc vào việc bạn làm contens như thế nào và độ tuổi của website là bao nhiêu.

Lý Do Thứ 3: Tốc độ load trang website của bạn quá chậm.
Đây là những sự thật:
47% mọi người mong đợi trang web của bạn tải trong vòng chưa đầy 2 giây.
40% sẽ từ bỏ nó hoàn toàn nếu mất hơn 3 giây.
Bạn có thêm một chút chỗ để di chuyển với khách truy cập di động, nhưng không nhiều.
85% người dùng internet mong muốn một trang web di động tải nhanh hoặc nhanh hơn trên máy tính để bàn của họ.
Tất cả các số liệu thống kê lịch sự của Kissmetrics.com
40% mọi người sẽ từ bỏ trang web của bạn nếu mất hơn 3 giây để tải
Amazon đã thực hiện các bài kiểm tra cho thấy họ sẽ mất 1,6 tỷ đô la mỗi năm nếu họ chậm lại chỉ sau một giây.
Bạn thấy đây, nếu website của bạn load mãi mà nó không ra trang khách hàng cần thì người ta có bỏ website của bạn không? Tôi nghĩ bạn biết câu trả lời đó là chắc chắn là họ sẽ bỏ bạn rồi trong khi trên internet chỉ với một cú tìm kiếm đã ra hàng loạt thông tin họ cần.
Khách hàng sẽ truy cập vào website theo thuật ngữ ‘NẾU …….. THÌ……’
Đơn giản chỉ là NẾU website này load chậm THÌ tôi vào website khác để xem
Giải Pháp: Để biết website của bạn load nhanh hay chậm thì các bạn có thể kiểm tra website của mình trên 2 trang mà mình thường dùng đó là:
Nếu website của bạn có tốc độ load trang trên 70 trở lên là được nhé.
Nếu bạn dùng WordPress thì các bạn có thể cài một số cái plugin để giúp trang website của các bạn chạy nhanh hơn.
Nếu website của bạn nhỏ, ít trang (Không phải là trang website bán hàng) thì bạn có thể xem video bên dưới để biết cách tối ưu:
Lý Do Thứ 4: Giao diện website đã lỗi thời (hay giao diện đó quá cũ rồi).
Hầu hết mình thấy rất nhiều website ở Việt Nam chưa được tối ưu giao diện chuẩn để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Để hiểu rõ hơn điều mình nói, các bạn có thể xem 2 ảnh bên dưới:

Rất nhiều khách hàng ngần ngại khi tôi khuyên họ nên chỉnh sửa lại giao diện website. Lý do là họ chưa nhận ra được những thiệt hại sẽ có khi cứ tiếp tục duy trì giao diện lỗi thời như vậy.
Bản thân chính các bạn khi vào một website đẹp, gọn gàng cũng sẽ cảm thấy thoải mái và ấn tượng hơn một website có giao diện đã cũ, với các hình ảnh nhấp nháy, không có sự điều hướng khách hàng.
Bắt đầu thiết kế một trang website không phải là ta chọn một cái giao diện website đẹp sau đó đưa cho người ta.
Mà là ta phải nghiên cứu ngành kinh doanh và hành vi khách hàng mua hàng của họ từ đó ta sẽ thiết kế một giao diện phù hợp với người dùng để tăng trải nghiệm sau khi vào website cũng như tăng tỉ lệ mua hàng.
Tất cả những công việc trên trong thiết kế ta gọi là thiết kế website chuẩn UX/UI.
Vậy UI và UX trong thiết kế là gì?
UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Một trang website chuẩn UI nhìn đơn giản, chi tiết, tiêu đề thu hút, khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm được nội dung họ muốn và không gây căng thẳng khi khách truy cập vào trang website.
UX là viết tắt của từ User Experience có nghĩa là trải nghiệm người dùng. Website của bạn phải dễ dùng và rõ ràng các phần nội dung trên website để người dùng biết họ sẽ được gì hoặc đang đâu khi click vào cái button nào đó trong website.
Các bạn có thể xem thêm ở đây để biết thêm UI/UX nhé:
Lý Do Thứ 5: Website của bạn chưa thân thiện với Mobile:
Theo thống kê mới nhất cho thấy, phần lớn số lượng truy cập Internet hiện nay là bằng thiết bị di động. Số lượng truy cập bằng máy tính, laptop đã giảm đi rất đáng kể.
Trang web đáp ứng với thiết bị di động sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Trang web đáp ứng trên thiết bị di động bao gồm các yếu tố thiết kế như:
- Văn bản có thể đọc được mà không cần thu phóng
- Đủ không gian cho các mục tiêu nhấn
- Không cuộn ngang
Bạn có biết số lượng người dùng điện thoại thông minh quốc tế đã vượt qua con số 2 tỷ vào năm 2016 ?
Các trang web không được tối ưu hóa cho tất cả các màn hình nhỏ hơn này có thể bị giảm thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của họ. Điều này có nghĩa là chúng không được tìm thấy trực tuyến.
Đúng là hơn 60% tìm kiếm trực tuyến hiện nay đến từ thiết bị di động.
Để đảm bảo trang web của bạn cung cấp trải nghiệm phù hợp với thiết bị cầm tay (mà không cần tạo ứng dụng riêng), hãy xem xét lý do tại sao thiết kế website đáp ứng với thiết bị di động.

Đa số các website hiện nay khi thiết kế đều phải tuân thủ chuẩn responsive. Nhưng nếu website của bạn đã thiết kế lâu rồi, bạn nên kiểm tra và liên hệ với bên thiết kế để bổ sung tính năng này nhé.
Nếu bạn còn chần chừ trong việc cải tiến website, có một điều bạn cần nên biết.
Website của bạn có thể đứng vị trí cao khi người dùng tìm kiếm trên máy tính, nhưng nếu website không thân thiện với mobile, nó phải nhường chỗ cho những website thân thiện hơn trên kết quả của Google trên Mobile
Và đó chính là một trong những lý do mà khách hàng không tìm thấy website của bạn trên các cung cụ tìm kiếm.
Lý Do Thứ 6: Nội dung không đủ thuyết phục khách liên hệ với bạn
Bạn có thể đánh giá sức hấp dẫn của nội dung của mình bằng những con số do Google Analytics đưa ra. Bao gồm:
Tỷ lệ bỏ qua: thước đo lưu lượng truy cập vào trang web của bạn và rời đi mà không xem qua một số trang khác.
Pages/session: Một lượt truy cập vào trang web nhận thấy số lượng trang.
Session Duration: Thời lượng bình thường của một lượt truy cập vào trang web của bạn.
Tỷ lệ rời đi càng cao, thời gian bạn ở lại trang càng thấp, số lượng trang được xem càng ít, điều này ngụ ý rằng trang web của bạn không thể khiến khách ở lại lâu hơn.
Lý do có thể là:
- Không trả lời một cách thích hợp các yêu cầu của khách hàng. Họ truy cập Google để xem, điều này ngụ ý rằng họ có một vấn đề cần được giải quyết và nếu nội dung của bạn không đủ thuyết phục, hãy thúc đẩy họ chuyển sang một trang web khác.
- Trong bài viết chung, không có tiêu điểm đặc biệt nào được đưa vào.
- Trình bày bài viết chưa gọn gàng, còn lộn xộn.
Lý Do Thứ 7: Ngắm không đúng đối tượng khách hàng xem trang dịch vụ trên website của bạn.
Trong một trang website luôn có trang dịch vụ và trang chia sẻ, hay còn gọi là trang blog.
Nếu website của bạn có lượng truy cập khá lớn nhưng không có khách nhắn tin hoặc gọi điện thì bạn hãy kiểm tra lại nội dung trên website, trang blog xem đã nhắn người ta đến trang dịch vụ trên website hay chưa, nếu không thì bạn có thể bảo bên thiết kế giúp bạn chuyển hướng người dùng đến trang dịch vụ nhé.

Hầu như mình thấy có nhiều website viết vào rất hay, SEO khá tốt nhưng người ta quên chuyển hướng người dùng đến trang bán hàng, vậy nếu đó là bạn thì hãy sửa nó đi nhé.
Ngoài ra có một số lý do phụ mà website của bạn không có khách như sau:
- Nút mua hàng của bạn bỗng dưng không hoạt động mà có thể bạn không biết.
- Website của bạn quá rắm rối và nhiều bước mua hàng (Hãy sử dụng cài đặt conversion funnel trong Google Analytics để xem khách thường bị đứt đoạn ở chỗ nào trong quá trình mua hàng trên website).
- Website của bạn bị trục trặc, server bị ngưng … (bạn có thể dùng https://www.pingdom.com/pricing để kiểm tra website thường xuyên).
- Họ muốn mua hàng bằng cách gọi điện khi vào website bạn bằng mobile, nhưng nút … call lại không thể bấm được (Hãy bảo code thêm thẻ tel: vào số điện thoại.
- Khách hàng không thể tìm ra số liên hệ, địa chỉ hay email trên website của bạn.
- Bạn bắt khách hàng “phải đăng ký” mới được mua hàng!
- Bạn không cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.
- Khách hàng gọi cho bạn, chát với bạn … nhưng không được, bạn đang bận hoặc họ … hết tiền điện thoại!
- Đa số khách chỉ đang đi tham khảo.
- Khách còn phải lựa chọn so sánh với nhiều nhà cung cấp khác.
- Khách chưa có đủ tài chính.
- Khách là đối thủ click vào web.
Và đó là những lý do mà website của bạn sẽ không có khách, nếu các cần giúp đỡ về website đùng ngừng ngại liên hệ minh tại đây nhé.
Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì hãy giúp mình chia sẻ cho những người cần nhé, mình xin cảm ơn bạn.
Các bạn cũng có thể xem thêm các bài hướng dẫn của mình tại đây
TOP 2: HOTSTING THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TỐT NHẤT MÌNH ĐANG SỬ DỤNG
TOP 1: Hostinger: XEM TẠI ĐÂY, Xem video này làm theo nếu bạn chọn mua hostinger(khuyên dùng #1) MÃ GIẢM GIÁ SINHGIANG
TOP 2 : HostArmada: XEM TẠI ĐÂY