
Là một Blogger, các chiến dịch Email Marketing luôn cần thiết để bạn phát triển Blog của mình.
Mặc dù có rất nhiều dịch vụ Email Marketing cho phép bạn làm điều này, chẳng hạn như mình đã nói về giải pháp giá rẻ với Sendfox hoặc chuyên nghiệp với Getresponse.
Tuy nhiên một khi bạn quan tâm đến tự động hóa tiếp thị Email thì ActiveCampaign là lựa chọn tốt nhất.
Dịch vụ này không những cung cấp cho bạn những tính năng làm Email Marketing chuyên nghiệp như quản lý danh sách, thiết lập chiến dịch, cung cấp ưu đãi mà còn tự động theo một quy trình dựng sẵn.
Trong bài đăng này mình sẽ đánh giá ActiveCampaign dưới góc độ một Blogger để bạn có thể hình dung ra sự hữu ích và đẳng cấp của nó.
ActiveCampaign là gì?

ActiveCampaign là một nền tảng tiếp thị chuyên nghiệp cho phép bạn thực hiện các quy trình email marketing, tự động hóa tiếp thị và thậm chí CRM để phân khúc và cá nhân hóa mạnh mẽ trên mạng xã hội, email, nhắn tin, trò chuyện và văn bản.
Ở thời điểm bài viết này ActiveCampaign có hơn 130.000 doanh nghiệp sử dụng với hơn 170 quốc gia trên thế giới.
Con số đáng ngưỡng mộ của một nền tảng Email Marketing.
Một số tính năng mình thích ở Active Campaign
Mặc dù mình đã từng sử dụng rất nhiều dịch vụ Email Marketing từ miễn phí đến trả phí. Sự nhanh chóng của GetResponse hoặc đơn giản của ConvertKit rất ấn tượng.
Active Campaign cũng có những điều thú vị và để lại ấn tượng cho mình. Dưới tư cách một Blogger mình thực sự đáng giá cao nền tảng này.
Hãy cùng mình điểm qua những điều mình thích ở Active Campaign ngay bây giờ.
- Tự động hóa
- Thử nghiệm phân tách
- Giao diện báo cáo
- Phân khúc đối tượng
- Nhiều mẫu thiết kế sẵn
- Bán hàng & CRM
- Quản lý trên App
- Tích hợp nền tảng
#1 – Giao diện dễ sử dụng (thậm chí đẳng cấp)

Với một đứa “sành” về UX/UI như mình thì điều đầu tiên khiến cho mình ấn tượng với Active Campaign không đâu khác chính là giao diện của nó.
Cụ thể bố cục được trình bày một cách gọn gàng với các tab tùy chọn dưới dạng sidebar và màn hình làm việc chính nằm ở phần còn lại. Trong các tab này lại còn có rất nhiều tùy chọn cho phép bạn quản lý dễ dàng.
Về việc thiết kế Email bạn không cần biết gì về mã, thay vào đó bạn chỉ cần thực hiện với các tác vụ kéo thả và điền nội dung theo ý muốn.
Nhìn chung nó như các bạn thiết kế một Landing Page khi sử dụng trình tạo trang WordPress.
Vì vậy mình tin rằng dù bạn không rành về kỹ thuật thì bạn vẫn dễ dàng sử dụng ActiveCampaign sau vài phút học tập.
#2 – Cá nhân hóa nội dung được gửi
Trong marketing, cá nhân hóa của bạn càng tốt nghĩa là chiến dịch của bạn có khả năng thành công càng cao.
Có lẽ ActiveCampaign cũng hiểu được vấn đề này nên họ đã tích hợp trong các khu vực soạn thảo Email của bạn.
Bạn có thể sử dụng các biến được thu thập trước đó để cá nhân hóa thông tin cho người dùng.
Ví dụ bạn có thể làm cho tên người nhận tự động xuất hiện trong mỗi email qua biến “Firstname”. Điều này sẽ giúp người nhận cảm thấy họ được quan tâm và gia tăng tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp.

#3- Phân khúc đối tượng
Trên thực tế, phân khúc đối tượng có thể là một thứ gì đó khá xa vời với nhiều bạn làm Email Marketing (thậm chí bạn đã làm lâu năm). Đơn giản vì nó khá phức tạp và cần có sự hỗ trợ của công nghệ.
Vì vậy, khi một dịch vụ Email Marketing bao gồm tính năng phân khúc đối tượng thì mình nghĩ nó rất quý giá.
Khi có tính năng này bạn có thể chia đối tượng có điểm chung ra từng nhóm riêng biệt để tối ưu cho chiến dịch gửi mail của mình.
Ví dụ: Bạn có một Blog về tài chính thì sẽ có những nhóm đối tượng sinh viên và người đi làm. Bạn có thể phân khúc họ ra thành 2 nhóm để gửi các bản tin phù hợp với thu nhập hiện tại của họ.

Khi bạn làm tốt việc phân khúc đối tượng, bạn sẽ dễ dàng quản lý khách hàng tiềm năng của mình đồng thời phân phối nội dung quảng bá chính xác hơn. Từ đó tỷ lệ chuyển đổi cao là việc không thể bàn cãi.
#4 – Nhiều mẫu thiết kế sẵn
Mặc dù Activecampaign cho phép bạn tạo ra những bản tin Email chỉ với thao tác kéo thả đơn giản. Tuy nhiên, nếu như bạn lo ngại về khả năng của mình thì bạn cũng không cần lo lắng.
Activecampaign có một thư viện với cả trăm mẫu Email dựng sẵn. Vì vậy bạn chỉ cần chọn thiết kế ưng ý nhất sau đó chỉnh sửa nội dung chi phù hợp.

Chẳng mấy chốc bạn sẽ có một email mới cho riêng mình mà không cần mất thời gian suy nghĩ.
Các mẫu này được các chuyên gia design rất kỹ lưỡng và thậm chí chúng luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị.
#5 – Tự động hóa tiếp thị
Một khi bạn đã là một Blogger chuyên nghiệp, bạn xứng đáng có nhiều thời gian rảnh hơn.
Và nó cũng có nghĩa:
Bạn cần tự động công việc của mình.
vì vậy với tính năng tự động hóa tiếp thị của ActiveCampaign bạn có thể cảm thấy nhẹ nhỏm. Cụ thể nó cho phép bạn thiết lập các chiến dịch dưới dạng hành trình khách hàng và hành vi của họ.
Ví dụ: Bạn có thể thiết lập một chuỗi Email tự động gửi theo thời gian định sẵn. Như hình dưới đây, khi chuỗi tự động này được kích hoạt thì có nghĩa là mỗi ngày sẽ có một email được gửi cho đến khi chuỗi kết thúc.

Ngoài ra bạn còn có thể dùng rất nhiều điều kiện khác để tạo ra các quy trình phức tạp hơn.
Quan trọng hơn hết là các chuỗi tự động hóa được làm dưới dạng biểu đồ trực quan, vì vậy khi nhìn vào bạn có thể biết được quy trình sẽ diễn ra thế nào. Đồng thời ActiveCampaign còn dựng sẵn rất nhiều mẫu trên nhiều lĩnh vực cho bạn lựa chọn.
Có thể bạn đầu bạn sẽ cảm thấy hỏi bỡ ngỡ với tính năng này, nhưng một khi nhuần nhuyễn thì bạn có thể quảng bá và bán hàng khi đang ngủ.
#6 – Thử nghiệm phân tách

Nếu bạn đã quen với khái niệm đo lường giữ 2 phiên bản để tối ưu các yếu tố khác nhau thì đây là tính năng bạn còn thiếu.
Tương tự như A/B testing trên Website, ActiveCampaign cho phép bạn so sánh độ hiệu quả của 2 phiên bản email. Từ đó đưa ra các đánh giá và cải thiện yếu tố chuyển đổi.
Ví dụ: Cùng một Email giới thiệu sản phẩm nhưng bạn có thể tạo ra phiên bản có 2 tiêu đề khác nhau. Hoặc 2 phiên bản có nội dung hoàn toàn khác nhau.
#7 – CRM bán hàng tự động
CRM vốn dĩ là một công nghệ cao cấp đối với tiếp thị và bán hàng, mình thừa nhận cá nhân mình còn chưa có nhiều cơ hội sử dụng vì nó thực sự mất rất nhiều công sức và thời gian triển khai.
Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian hoặc một đội ngũ thì tính năng CRM trên Activecampaign có thể phù hợp với bạn..
Bạn có thể quản lý toàn bộ quy trình bán hàng, và kết hợp Email để phân khúc, chấm điểm, tự động hóa, giao nhiệm vụ, tạo ghi chú cho từng khách hàng,…
#8 – Tích hợp với nhiều nền tảng bên ngoài
Active Campaign tích hợp với rất nhiều nền tảng tiếp thị bên ngoài nhằm giúp công việc của bạn trở nên đơn giản dù không biết quá nhiều về kỹ thuật.
Bạn sẽ gặp một số nền tảng tiêu biểu như WordPress, Woocommerce, Zapier, Google Analytics. Điều này giúp bạn dễ dàng đồng bộ thông tin khách hàng với ActiveCampaign cũng như tối ưu đối tượng.
Bên cạnh đó còn hơn 350 nền tảng khác nhau từ thanh toán, ứng dụng lịch, chatbot, nền tảng landing page,…

Đặc biệt mình thích Activecampaign vì họ tích hợp liền mạch với các plugin optin form như Thrive Leads, Convert Pro hay Bloom. Cụ thể bạn chỉ cần lấy API được ActiveCampaign cung cấp và dán vào khung kết nối của những plugin này.
Bạn sẽ không cần sử dụng tới mã.
Khi một ai đó đăng ký vào biểu mẫu trên WordPress thì nó sẽ tự động thêm liên hệ vào danh sách trên ActiveCampaign.
#9 – Ứng dụng cho điện thoại
Thay vì mỗi lần muốn xem các báo cáo chiến dịch Email bạn phải bật chiếc máy tính lên và chờ đợi đăng nhập thì với Activecampaign bạn sẽ có thể quản lý ngay trên điện thoại.
Bạn chỉ cần tải App ActiveCampaign về điện thoại và quản lý nhanh chóng.
Nếu bạn là người thường xuyên làm Email marketing và bán hàng với CRM thì ứng dụng này vô cùng hữu ích cho bạn.
#10 – Tiếp thị SMS và trò chuyện trên web
Mình không chắc nó có hoạt động ở Việt Nam hay không nhưng việc tích hợp tính năng tiếp thị qua tin nhắn là một điểm cộng đáng chú ý.
Không khác gì so với Email, với tính năng này bạn có thể quản lý số điện thoại khách hàng, lên nội dung tiếp thị và gửi theo lịch trình.
Thậm chí còn có cả tự động hóa để gửi thông báo văn bản và chiến dịch đã lên lịch như:
- Nhắc nhở cuộc hẹn
- Tin nhắn SMS cho những người tham dự sự kiện
- Xác nhận hoặc gửi mã phiếu giảm giá
- Thông báo giảm giá nhanh
Đặc biệt tính năng ActiveCampaign còn có tính năng Livechat giúp bạn thực hiện chăm sóc khách hàng trực tiếp trên Website. Bạn cũng không cần cài thêm plugin chăm sóc khách hàng nào.
Bạn muốn nhiều tính năng hơn nữa cho tự động hóa tiếp thị?
Ngoài những tính năng ưa thích trên, ActiveCampaign còn có thêm những tính năng dưới đây:
- Chatbot: Tạo ra các luồng trò chuyện được xây dựng theo một kịch bản.
- Xây dựng landing page: Tạo ra nhứng trang đích bắt mắt và chuyên nghiệp chỉ với thao tác kéo thả. Nó là lựa chọn tốt nếu bạn không có Website riêng (tuy nhiên nếu bạn dùng WordPress, mình vẫn khuyên bạn nên dùng Page Builder).
- Cá nhân hóa trang web: Phân phối nội dung phù hợp theo từng thẻ. Ví dụ một người được gắn thẻ “Du lịch Đà Nẵng” sẽ thấy hình ảnh có cầu Vàng. Ở mặt khác, một người có thẻ “Du lịch Hà Nội” sẽ thấy hình ảnh hồ Tây. Bạn có thể hiểu rõ hơn tại đây!
- Hỗ trợ chạy quảng cáo Facebook: Nhằm tối ưu độ hiệu quả của các chiến dịch.
Active Campaign có giá bao nhiêu?
Bạn có thể dùng thử ActiveCampaign với giới hạn 100 lượt đăng ký.
Khi bạn cảm thấy nó chất lượng hãy tiến hành nâng cấp lên các gói trả tiền để nhận quyền truy cập vào các tính năng.
Họ cung cấp khá nhiều tùy chọn:
- $9 tháng cho 500 người đăng ký
- $49/tháng cho 1000 người đăng ký
- $129/tháng cho 2500 subscribers.

Với mỗi gói cao hơn, bạn sẽ nhận được nhiều tính năng cao cấp và chuyên nghiệp hơn.
Mức giá này cũng thay đổi khi bạn tăng kích thước danh sách của mình.
Nếu muốn chắc chắn hãy dùng công cụ tính toán chi phí của họ.
Nếu bạn mới bắt đầu thì mình nghĩ chỉ cần chọn gói lite là đủ, sau này phát triển rồi hẵng nâng cấp lên. Đừng quá ham tính năng mà lãng phí.
Lời kết
Active Campaign là một trong những nền tảng tự động hóa tiếp thị Email tốt nhất thời điểm này. Nếu như bạn muốn tiết kiệm thời gian và hiệu quả tối ưu nhất hãy bắt đầu với nó.
Một khi bạn đã nhuần nhuyễn bạn sẽ có nhiều thời gian rãnh rỗi mà tiền vẫn đổ về tài khoản.
Đừng quên tận dụng tính năng tự động hóa, nơi cho phép bạn quản lý mọi quy trình bán hàng. Đồng thời hãy thường xuyên kiểm tra các báo cáo để đo lường sự hiệu qủa của các chiến dịch và đưa ra điều chỉnh kịp thời.
Được rồi, đã đến lúc triển khai các chiến dịch Email của bạn và quy trình tự động hóa tiếp thị.
Bạn có suy nghĩ thế nào về bài đánh giá ActiveCampaign của mình? Bạn có lựa chọn nó? Vui lòng để lại ý kiến trong khung bình luận bên dưới.
Top 2 HOTSTING THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TỐT NHẤT MÌNH ĐANG SỬ DỤNG
Top 1 Hostinger: XEM TẠI ĐÂY, Xem video này làm theo nếu bạn chọn mua hostinger(khuyên dùng #1) MÃ GIẢM GIÁ SINHGIANG
Top 2: : HostArmada: XEM TẠI ĐÂY