
Nếu bạn đang tìm hướng dẫn về cách tạo Blog một cách toàn diện, từ việc định hướng tư duy ban đầu, các bước bài bản đến chiến lược thu hút khách hàng và kiếm tiền từ Blog thì đây chính xác là nơi dành cho bạn.
Mình nghiêm túc bắt đầu một Blog vào khoảng cuối năm 2018, nó là nơi mình chia sẻ những kinh nghiệm về WordPress và thiết kế web qua các bài viết.
Sau gần 1 năm miệt mài học hỏi và phát triển, Blog của mình đã thu hút hàng chục ngàn độc giả mỗi tháng. Đó là những khách hàng tiềm năng mà những bài viết chất lượng mang lại trong khi mình không phải mất một đồng cho Marketing.
Nhờ vậy mà Blog đã mở ra cho mình nhiều cơ hội kiếm tiền Online, có thể nói đến như:
- Affiliate Marketing
- Viết bài giới thiệu cho các thương hiệu trong lĩnh vực
- Dịch vụ coaching 1:1
- Bán sản phẩm số.
Thế là một Blog chưa có gì mình đã phát triển và biến nó thành Business có được những nguồn thu nhập đều đặn và bền vững. Giúp mình có thể thực hiện lối sống du mục số và tự do về nhiều khía cạnh.
Mình biết hiện tại bạn đang ấp ủ ý định viết Blog kiếm tiền nhưng còn e dè và băn khoăn. Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, làm thế nào để tạo một blog thu hút và hiệu quả.
Không sao! Bạn không phải là người duy nhất.
Ngay cả mình hoặc thậm chí cả ngàn Blogger ngoài kia cũng có điểm xuất phát tương tự.
Để bạn không phải loay hoay với vô vàn tài liệu trên mạng, tiêu tốn nhiều thời gian lãng phí thì mình đã viết hướng dẫn này.
Tại đây mình sẽ chỉ cho bạn chính xác cách tạo Blog chuyên nghiệp mà cá nhân mình cùng rất nhiều Blogger thành công đã từng trải qua.
Mình sẽ cố gắng đơn giản hóa mọi thứ, dù bạn là một học sinh trung học, một người không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật hoặc một bác đã về hưu vẫn tự tin làm được.
Những câu hỏi phổ biến về cách tạo Blog?
Trước khi chúng ta đi đến hướng dẫn từng bước cách tạo Blog hãy cùng mình làm rõ một số câu hỏi mà hầu như những bạn mới đều đặt ra.
Nó sẽ giúp bạn hình dung ra phần nào những gì bạn sắp thực hiện & có được sự chuẩn bị chu đáo.
Tạo Blog có khó không?
Có lẽ bạn chưa biết, Blog là một dạng Website đặc biệt.
Bạn chợt nghĩ nó khó làm phải không?
Không!
Với sự hỗ trợ của nhiều nền tảng xây dựng Web thì việc xây dựng các Website/Blog chuyên nghiệp & đẹp mắt mà không cần biết code đã trở nên rất đơn giản.
Bạn không cần học về lập trình Web vẫn thừa khả năng tạo ra một Blog cá nhân hoàn hảo. Tất nhiên mình sẽ chỉ bạn cách làm điều đó thế nào trong phần dưới.
Chốt lại một câu cho bạn yên tâm “Tạo Blog không hề khó khăn chút nào”.
Chi phí để tạo một Blog là bao nhiêu?
Mặc dù mình có thể chỉ bạn cách tạo Blog cá nhân miễn phí 0 đồng. Tuy nhiên những nền tảng này sẽ không phù hợp cho mục đích kiếm tiền. Hơn nữa bạn sẽ bị giới hạn rất nhiều thứ về mặt kiểm soát lẫn mở rộng.
Do vậy, khi bạn xác định viết Blog để kiếm tiền thì đừng ngại đầu tư ngay từ đầu.
Rất may chi phí tự tạo Blog không đắt như bạn tưởng. Thông thường chỉ khoảng $40 mỗi năm (khoảng 900 ngàn) thì bạn đã có một Blog chuyên nghiệp với tên miền dạng tencuaban.com và nơi lưu trữ dữ liệu chất lượng.
Mất bao lâu để Blog của mình xây xong?
Khác với những loại Website khi bạn thuê từ dịch vụ thiết kế Web, có thể mất vài ngày cho đến vài tuần bạn mới nhận được sản phẩm,
Nhưng với tự tạo Blog, không có quy định cụ thể về thời gian xây dựng. Tuy nhiên nếu xét ở mức độ cơ bản & có thể đưa nội dung của bạn lên Internet mình đảm bảo bạn sẽ hoàn thành trong vòng 30 phút.
Bạn không nghe nhầm đâu. Chỉ cần 30 phút thì bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể thấy nội dung Blog của bạn khi truy cập.
Tất nhiên những thao tác kỹ thuật như quản trị, tùy chỉnh giao diện chúng ta cần thêm một chút thời gian vọc vạch & tìm hiểu.
Những điều cần chuẩn bị để tạo Blog?
Với kinh nghiệm của mình, có một vài thứ bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu Blog của bạn.
- Có một chủ đề viết Blog và một ngách tạo ra lợi nhuận
- Có một hình thức thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard, PayPal để mua hosting và domain với giá rẻ. Xem hướng dẫn làm thẻ Visa và đăng ký Paypal tại đây.
- Một ít tài chính để mua Hosting (dùng để chứa dữ liệu Blog) & mua tên miền đẹp để làm địa chỉ Blog. Ví dụ như namcung.com, kiemtienonline.com.
Với sự chuẩn bị đầy đủ này, bạn có thể tạo Blog một cách suôn sẻ, chi phí tối ưu và chuyên nghiệp nhất. Mình đảm bảo sẽ không còn cách nào tốt hơn nữa đâu.
CÁC bước tạo Blog cá nhân đúng cách trong năm 2025
Bây giờ là phần chính, hãy cùng mình đi đến từng bước tạo Blog cá nhân của bạn.
Có thể bạn sẽ hơi lo lắng và hồi hộp vì bạn đang chuẩn bị đặt chân vào thế giới sáng tạo số theo đúng nghĩa.
Nhưng không phải lo, mình sẽ giúp bạn đi qua từng khâu một cách dễ dàng.
Mình tin rằng mọi thứ rất đơn giản.
Và như đã hứa, thay vì như hướng dẫn khác sẽ đi thẳng vào các bước kỹ thuật. Nhưng với mình trước tiên bạn nên đi từ nền tảng tư duy cơ bản nhất.
Nó sẽ giúp bạn định hướng được những gì bản thân cần làm với Blog. Vì vậy bạn sẽ tránh được những sai lầm phổ biến như bỏ ngang, đổi chủ đề, đổi tên,…
Bước 1: Chọn một chủ đề bạn yêu thích & nó có khả năng tạo ra lợi nhuận
Nếu như bạn nghĩ tạo Blog cho vui thì không cần quan tâm tới bước này. Nhưng một khi bạn quan tâm đến việc kiếm tiền từ Blog thì bạn cần phải nghiêm túc chọn chủ đề viết Blog.
Cụ thể nó sẽ quyết định bạn có đủ kiên trì để gắn bó với Blog hay không?
Một khi bạn chọn sai chủ đề, có khả năng bạn sẽ đập mọi thứ để xây dựng lại từ đầu hoặc thậm chí bạn sẽ từ bỏ Blog của mình.
Dưới đây là một số những phương pháp mình đúc kết được để tìm một chủ đề phù hợp. Bằng cách bạn hãy tự hỏi bản thân và làm rõ 4 câu hỏi dưới đây.
Tôi có thích chủ đề này không?
Hãy khoan nói tới đam mê của bạn là gì, trước mắt chỉ cần nghĩ về một cái gì đó bạn cảm thấy thích nhất.
Vì khi bạn thích một thứ gì đó, bạn thường có xu hướng gắn bó với nó lâu dài. Và điều này cũng đảm bảo một phần bạn không bỏ Blog của mình nhanh chóng.
Hơn nữa khi bạn thích, bạn sẽ có hứng thú tìm hiểu về nó mà không cảm thấy nhàm chán.
Chủ đề tôi chọn có được mọi người quan tâm không?
Một khi bạn đã tìm thấy một chủ đề yêu thích, tiếp theo hãy tìm hiểu xem có bao nhiêu người quan tâm đến nó.
Bạn không thể tạo một Blog về chủ đề sưu tập tem hay chơi cơ vua vì chỉ có rất ít người biết đến nó đúng không?
Vì vậy bạn cần hướng đến những chủ đề được nhiều người chú ý để giúp bạn dễ kiếm fan hâm mộ.
Tóm lại trong phần này bạn cần nghiên cứu đối tượng cho Blog.
Thông thường, mình hay dùng các công cụ nghiên cứu từ khóa để phân tích mức độ phổ biến của một chủ đề viết Blog. Bạn có thể dùng một trong các công cụ sau:
- Google KeyWord Planner (miễn phí)
- KWFinder (dùng thử miễn phí 10 ngày đầu)
Ví dụ mình kiểm tra mức độ phổ biến của chủ đề giảm cân bằng cách sử dụng Google Keyword Planner.
Kết quả cho thấy nó có số lượng tìm kiếm trung bình khoảng 10K-100k mỗi tháng.

Điều này chứng tỏ rất nhiều người quan tâm.
Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên tận dụng kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram bằng cách xem lượt follow của các group, fanpage.

Chủ đề này có còn được quan tâm trong tương lai không?
Tiếp theo bạn hãy xem xét tính ổn định của chủ đề viết Blog. Điều này dùng để chắc chắn những gì bạn dự định viết không bị lỗi thời trong vài tháng hoặc nhiều năm tới.
Một số Blogger thường hay bỏ qua bước này và phát triển chỉ được một thời gian ngắn. Sau đó chủ đề của họ trở nên lỗi thời và chẳng còn ai quan tâm.
Google Trends là công cụ miễn phí tốt nhất để bạn dễ dàng thấy được xu hướng của một chủ đề. Bạn chỉ cần truy cập sau đó gõ từ khóa và xem xét biểu đồ tăng trưởng.

Làm sao để biết chủ đề của tôi có tạo ra lợi nhuận sau này?
Cuối cùng bạn cần biết được tiềm năng kiếm tiền mà chủ đề bạn dự định viết có thể đem lại.
Mặc dù hầu hết mọi chủ đề viết Blog hiện nay đều có khả năng tạo ra lợi nhuận miễn là nó được nhiều người quan tâm. Ít nhất bạn vẫn có thể kiếm tiền từ các chương trình quảng cáo như Google Adsense hoặc cho người khác đặt quảng cáo.
Tuy nhiên để có thể tối ưu hóa nhiều nguồn doanh thu, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi:
- Có công ty nào trả tiền cho tôi khi giúp họ quảng bá sản phẩm không? -Kiếm tiền từ Affiliate Marketing
- Người dùng có thể mua các sản phẩm như Ebook điện tử, khóa học trực tuyến, phần mềm từ tôi không? – Kiếm tiền bằng việc bán sản phẩm kỹ thuật số
- Người dùng có sẵn sàng thuê tôi giúp đỡ họ trong chủ đề tôi đang viết Blog không? – Kiếm tiền bằng cách cung cấp dịch vụ cá nhân.
Để làm điều này bạn hãy tiến hành một cuộc nghiên cứu nhỏ bằng cách.
Hãy gõ từ khóa về ngách của bạn + Blog trên thanh search sau đó xem đối thủ của bạn kiếm tiền thế nào.
Hoặc bạn có thể tham khảo các trang thương mại điện tử xem những sản phẩm nào liên quan đến lĩnh vực của bạn được bán trên đó.
Bước 2: Lựa chọn nền tảng cho Blog
Bạn đang phân vân, không biết nên chọn mua Hostinger hay HostArmada thì bài viết này dành cho bạn. Trong bài viết này mình sẽ đi so sánh chi tiết từ A – Z về Hostinger vs HostArmada để đưa ra kết luận xem, bạn nên chọn nhà cung cấp nào để host website của bạn nhé.
Nếu bạn đã theo dõi kênh Youtube của mình hoặc trang Blog của mình một thời gian rồi thì các bạn biết là mình đều thích Hostinger và HostArmada, những sau khi dùng được một vài năm thì mình nhận ra rằng mối cái lại có ưu điểm và nhược điểm khác nhau và mình sẽ nói chi tiết trong bài viết này.
Ok, không dài dòng nữa. Let’s go!
Hostinger và HostArmada là gì?
Hostinger
Hostinger được thành lập vào năm 2004 và đã trải qua 14 năm hoạt động.
Hostinger là một thành viên được công nhận của tổ chức cấp tên miền ICANN.

Các dịch vụ hosting của Hostinger sẽ mạnh mẽ hơn với công nghệ Web Server, SSD, cấu trúc hạ tầng được thiết kế hoạt động liên lục, các sự cố gián đoạn downtime ở mức tốt, tối ưu tốt cho PHP, MySQL và Cpanel web hosting được tùy biến riêng.
Rất nhiều tính năng web hosting cao cấp mà Hostinger cung cấp như: Web hosting với dung lượng đĩa không giới hạn, băng thông không giới hạn và không giới hạn số lượng website.
HostArmada
HostArmada là nhà cung cấp hosting tương đối mới đối với ngành công nghiệp host cho website. Công ty có trụ sở tại Delaware , Hoa Kỳ.
HostArmada ra mắt vào năm 2019 nên tuổi đời còn non trẻ. nhưng họ đã rất nhanh tạo được tên tuổi và nhiều cái đánh giá tích cực.
Host này còn khá mới mẻ với đa số khách hàng tạo website trên toàn thế giới so với hầu hết các đối thủ cung cấp hosting khác.

Nhưng HostArmada với dòng tài chính khổng lồ đã bơm tiền vào đầu tư một loạt các công nghệ tiên tiến nhất để giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
Dĩ nhiên trong đó, họ đã chiêu mộ được nhiều lực lượng chuyên gia hùng hậu với trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực.
Đồng thời HostArmada hộ trợ người dùng được sử dụng dịch vụ hosting nhanh, mạnh với giá rẻ.
HostArmada cung cấp máy chủ chuyên dụng, lưu trữ WooCommerce và WordPress, lưu trữ VPS, lưu trữ SSD dựa trên đám mây, lưu trữ chia sẻ, lưu trữ phát triển, lưu trữ Magento, các dịch vụ liên quan đến tên miền, v.v.
Công ty hợp tác chặt chẽ với một số thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy. Một số đối tác kinh doanh của họ là Intel, Imunify360 (được sử dụng để ngăn phần mềm độc hại và các tấn công máy chủ), JetApps, LiteSpeed, CloudLinux OS (được sử dụng để tăng tốc độ tải trang web trong các lĩnh vực khác nhau), Cloudflare , cPanel và SpamExperts ( được sử dụng để bảo vệ tài khoản email của khách hàng khỏi thư rác và vi rút).
So sánh Hostinger và HostArmada Toàn Tập

Đầu tiên, cả 2 nhà cung cấp này đều có gói WordPress Hosting nên mình sẽ dùng gói này là gói chính để phân biệt chúng. Để so sánh để biết tổng thể về sự khác nhau giữa Hostinger và HostArmada thì mối Platform mình sẽ chọn 2 gói trong gói WordPress hosting để tiện phân biệt nhé.
Tính Năng | Hostinger | HostArmada |
Các Gói | Cá Nhân | Starter | Start Dock | Web Warp |
Số lượng Webiste | 1 | 100 | 1 | Không giới hạn |
Dung lượng ổ cứng SSD | 30GB | 100 GB | 15 GB | 30 GB |
Băng thông | 100GB | Không giới hạn | Không giới hạn | Không giới hạn |
MySQL databases | 2 | Không giới hạn | Không giới hạn | Không giới hạn |
Miền miễn phí tên miền | ❌ | ✅ | ✅ | ✅ |
Miễn phí SSL | ✅ | ✅ | ✅ | ✅ |
Backup hằng ngày | ❌ | ✅ | ✅ | ✅ |
Tài khoản email | 1 | Không giới Hạn | Không giới Hạn | Không giới Hạn |
Đảm bảo 99.9% Uptime | ✅ | ✅ | ✅ | ✅ |
Hỗ trợ 24/7/365 | – Email – Live Chat | – Email – Live Chat | – Email – Live Chat – Gọi điện | – Email – Live Chat – Gọi điện |
Control Panel mạnh mẽ | ✅ | ✅ | ✅ | ✅ |
Truy cập webmail | ✅ | ✅ | ✅ | ✅ |
Quản trị DNS | ✅ | ✅ | ✅ | ✅ |
Subdomain | 2 | 100 | Không giới Hạn | Không giới Hạn |
Parked Domai | 2 | 100 | Không giới Hạn | Không giới Hạn |
Tài khoản FTP | 1 | Không giới Hạn | Không giới Hạn | Không giới Hạn |
CPU Cores | 1 Core | 1 Core | 2 Cores | 4 Cores CPU |
RAM | 768 MB | 1024 MB | 2 GB | 4 GB |
Giá | 49.900 VNĐ/th | 69.900 VNĐ/th | 68.300 VNĐ/th | 102.600 VNĐ/th |
Khi mà các bạn nhìn vào bản trên thì tất nhiên là HostArmada sẽ có nhiều tính năng hơn đúng không ạ, ngược lại thì Hostinger sẽ bị giới hạn đi một số tính năng khác.
Tuy nhiên, về phần Giá Cả thì HostArmada lại đắt hơn Hostinger khá nhiều nhưng bên đó lại cung cấp cho người dùng nhiều thứ hơn.
Lưu ý rằng, bản trên chỉ là một số so sánh cơ bản về 2 nhà cung cấp này thôi nhé, có một số tính năng khác mà mình chưa thể đề cập hết lên đây nên nếu bạn muốn tìm hiêu chuyên sâu hơn thì hãy trang chủ hostinger và trang hostArmada để có những đánh giá so sánh cụ thể hơn nha.
Tốc độ tải trang website
Với kinh nghiệm sử dụng cả 2 hosting này được một vài năm, mình có thể nói với bạn rằng cả 2 hosting này đều có tốc độ tải trang rất nhanh.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng có một định nghĩa chung xem tốc độ tải trang nhanh là bao nhiêu?
Đây là những sự thật:
47% mọi người mong đợi trang web của bạn tải trong vòng chưa đầy 2 giây.
40% sẽ từ bỏ nó hoàn toàn nếu mất hơn 3 giây.
Bạn có thêm một chút chỗ để di chuyển với khách truy cập di động, nhưng không nhiều.
85% người dùng internet mong muốn một trang web di động tải nhanh hoặc nhanh hơn trên máy tính để bàn của họ.

Tất cả các số liệu thống kê lịch sự của Kissmetrics.com
40% mọi người sẽ từ bỏ trang web của bạn nếu mất hơn 3 giây để tải
Amazon đã thực hiện các bài kiểm tra cho thấy họ sẽ mất 1,6 tỷ đô la mỗi năm nếu họ chậm lại chỉ sau một giây.
Theo như những thống kê của Amazon trên thì một website có tốc độ load nhanh lad dưới 3 giây đúng không a? Trên 3 giây là khách hàng sẽ bỏ chúng ta nên bây giờ các bạn chỉ cần test website chạy nhanh dưới 3 giây là ok nhé.
Mình đã test thử và bên dưới là kết quả.
Test tốc độ tải trang của Hostinger
Mình đã dùng hostinger trong vòng 2 năm, mình có thể tự tin nói với bạn rằng tốc độ của nó khá là tốt và gặp rất rất ít lỗi. Mình không chỉ dùng cho mỗi trang website cá nhân sinhgiang.com mà còn dùng cho rất nhiều các trang website khác mà mình thiết kế cho khách, và mình đang giới thiệu cho rất nhiều người và họ rất thích hostinger.

Để giúp trang website của bạn chạy nhanh hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều khách hàng hơn, thì hostinger là một nhà cung cấp có thể giúp bạn có được một trang website có tốc độ nhanh, giá rẻ và bạn sẽ tự tin khi giới thiệu cho người khác biết về website của mình.
Test tốc độ tải trang của HostArmada
Đầu tiên mình là mình đã thiết kế website trên tên miền bằng Elementor với nhiều hình ảnh chất lượng cao, mà các bạn biết đấy, elementor load khá chậm cộng với nhiều hình ảnh chất lượng cao nữa thì sẽ làm giảm tốc độ, nhưng khi sử dụng Hosting từ HostArmadam thì tốt độ được cải thiện rõ rệt.
Test Trên Google PageSpeed Insights
Lúc đầu mình cũng nghĩ rằng tốc độ của nó chỉ màu vàng, nhưng ai ngờ khi thử nó đáng kinh ngạc.
Tốc độ trên điện thoại là: 91 điểm (với một trang website nhiều hình ảnh chất lượng + thiết kế bằng Elementor mà đặt được số điểm như này thì rất ít hosting khác có thể làm điều này)

Tốc độ trên máy tính là: 99 điểm (tốc độ rất xứng đáng để dùng)

Kiểm tra tốc độ tải trang website bằng HostArmadam với Gtmetrix
Trên GTmetrix số điểm mình có được là: A
- Performance: 87%
- Structure:97%
- Largest Contentful Paint: 1.6s
- Total Blocking Time: 0ms
- Cumulative Layout Shift: 0

Giao diện sử dụng của 2 platforms, cái nào dễ dùng hơn?
Đầu tiên về Hostinger
Nếu bạn là người mới bắt đầu làm website mà muốn sử dụng giao diện dễ hiểu, gọn gàng thì hostinger là một lựa chọn tốt danh cho bạn.
Phần giao diện của Hostinger được thiết kế hoàn toàn khác biệt so với giao diện truyền thống của Cpanel 11 hoặc DirectAdmin.

Theo đánh giá của mình thì Hostinger có giao diện thiết kế phẳng rất đẹp, dễ hiểu cho người mới. Nội dung và bố cục được sắp xếp rất hợp lý và thông minh. Mình có thể dễ dàng sử dụng ngay từ lần đầu truy cập mà không cần hướng dẫn.
Thứ 2 là HostArmada
Nhưng nếu bạn là người đã biết về WordPress rồi và muốn có một giao diện quen thuộc để làm việc cho nhanh thì HostArmada có thể bạn sẽ quen mắt hơn. Tuy nhiên không phải là sẽ khó cho người mới, nếu bạn là người mới thì mình chắc chắn rằng dù nó dễ dùng đi chăn nữa thì bạn cũng sẽ phải mất thời gian một chút để làm quen với nó.
Theo mình đánh giá HostArmada thì giao diện cũng rất dễ sử dụng, nó không giống các nhà cung cấp khác có giao diện cổ, mà bên này họ đã thiết kế và chia ra các phần rất tối ưu cho người dùng (phải nói là họ rất hiểu khách hàng của họ)
Họ chia thành:

Và phần dưới cùng là có gói hosting mà bạn đã mua, ở đây bạn có thể truy cập vào: Website chính, Cpanel, Quản lý hosting, mua gói cao hơn hoặc xuống cấp, xoá gói hosting….
Còn nói về giao diện Cpanel thì nó cũng giống như các hosting khác, rất dễ sử dụng:

Hostinger và HostArmada cái nào được người dùng sử dụng nhiều hơn?
Nếu để biết xem nhà cung cấp nào được nhiều người dùng nhiều hơn thì cũng hơi khó, tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng Google Trend để xác định xem, ai sẽ là người được nhiều người tìm kiếm nhiều nhất.

Mình đã thử test trên Google Trend trên và kết quả thì chắc các bạn cũng đoán ra là Hostinger là hosting có lượt tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam và nước ngoài. Điều này không có nghĩa rằng HostArmada không tốt bằng Hostinger, để giải đáp cho bạn biết thì điều này khá là rễ hiểu thôi, đầu tiên chúng ta hãy nói về tuổi thọ của 2 nhà cung cấp này.
Hostinger được thành lập vào năm 2004 còn HostArmada mới ra mắt vào 2019 thì tất nhiên là Hostinger sẽ được nhiều người biết đến hơn nên họ được nhiều người tìm kiếm nhiều hơn trên Online.
Còn để so sánh về công nghệ thì 2 nhà cung cấp này đều ngăn nhau nhé, HostArmada mới ra đời nhưng do họ có nhiều tiền nên đã đầu tư đầy đủ các thiết bị công nghệ để giúp website của bạn có chạy, nhanh và mượt nhất có thể.
Một cái mà chúng ta có thể nói đến là Hostinger và HostArmada đều cung cấp cho người dùng dịch vụ Lite Speed.
Litespeed là gì? Các bạn hiểu nôm na là một dịch vụ sẽ copy trang website của bạn thành nhiều trang khác nhau và sẽ phủ hết mọi nơi trên thế giới để giúp cho người dùng ở bất kỳ nơi đâu có thể truy cập vào website của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Nên hay thằng này theo mình đánh giá thì ngăng nhau nhé.
Hostinger và HostArmada bên nào CSKH tốt hơn?
Nói về đội nhóm Support thì mình thích HostArmada hơn, đơn giản là họ có hỗ trợ support qua điện thoại, email và đặc biệt là livechat. Trong khi đó Hostinger cho hỗ trợ support qua email nên hơi khó để làm việc.

Các bạn đừng hiểu nhầm về hostinger không có livechat nhé, mình sẽ giải thích. Thật ra, nếu nói về Hostinger.com thì có live chat nhưng khi về Việt Nam thì các bạn chỉ có thể truy cập vào hostinger.vn nên bên này họ không có support livechat nhé.
Còn nói về tốc độ phản hồi tin nhắn thì HostArmada là NHẤT nha, nếu các bạn chat với họ bằng livechat thì chỉ chưa đến 1 giây thôi bên họ đã hỗ trợ rồi, rất nhanh. Trong khi đó Hostinger các bạn phải đợi cả ngày mới nhận được email của họ support, có khi ngày 2 mới nhận được, tuy nhiên vẫn năm trong thời gian mà họ hứa với mình là hỗ trợ 24/7.
Nhưng nếu bạn không muốn nhắn với bọn Tây thì có thể bạn sẽ thích Hostinger hơn, vì bên này đội nhóm hỗ trợ của họ là người Việt mình, họ viết tiếng Việt nên có thể bạn dễ hiểu hơn, nên trường hợp này Hostinger cũng có điểm cộng.
Còn cách để nhắn cho cả 2 bên để họ hỗ trợ thì mình khuyên là các bạn làm như này nhé, đầu tiên vào Google Dịch, sau đó viết tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Anh rồi gửi cho họ. Bên hostinger sẽ trả lời bằng tiếng Việt, tuy nhiên có một số ngày bận thì các bạn Tây cũng trả lời còn bên HostArmada thì chắc chắn là tiếng Anh rồi nhưng tốc độ siêu nhanh.
Tips để chọn Hostinger hay HostArmada
Đầu tiên các bạn cần phải nhớ rằng nếu bạn mua thậm chí gói giá rẻ nhất thì bạn cũng đã bao gồm những thứ sau (Đây là những thứ mà mình nghĩ rằng bất kỳ ai cũng sẽ cần, đặt biệt là người mới thôi nhé, ngoài ra nó bao gồm rất rất nhiều cái khác mà bạn có thêm xem thêm bản mô tả của các gói đó tại đây): Giá rẻ, miễn phí tên miền, miễn phí SSL, được không giới hạn subdomain, không giới hạn email doanh nghiệp, không giới hạn database, có tốc độ website nhanh, giao diện sẽ sử dụng, back-up hàng ngày…Nếu bạn đang tìm một nhà cung cấp giá rẻ mà có đầy đủ tất cả những tính năng trên thì HostArmada là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Nếu bạn là người mới không quan tâm nhiều đến việc website có nhiều tính năng như: subdomain, free domain, có nhiều email doanh nghiệp…. thì Hostinger là một lựa chọn phù hợp, giá cả vô cùng rẻ.
Vậy là đến đoạn cuối của bài viết này rồi, nếu bạn là người mới bắt đầu thiết kế website mà muốn gói hosting của mình đầu đủ các tính năng như: giá rẻ miễn phí tên miền, miễn phí SSL, tạo subdomain không giới hạn, tạo tài khoản email doanh nghiệp không giới hạn, có tốc độ nhanh, giao diện dễ sử dụng… thì HostArmada là lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn – Đây cũng là nhà cung cấp #1 mình KHUYÊN DÙNG. Ngoài ra hostinger cũng là lựa chọn rất tốt cho các bạn mà mới bắt đầu ít vốn.
Mình hy vọng là bạn đã biết cách để chọn Hostinger hay HostArmada rồi.
Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn thì hãy chia sẻ nó cho bạn bè và người thân hoặc những người cần nó để giúp họ phát triển doanh nghiệp của mình như bạn.Nếu bạn có câu hỏi gì hãy cứ để lại comment ở dưới bài viết này mình sẵn sàng giúp và trả lời bạn, nếu bạn muốn xem nhiều bài viết hơn để giúp doanh nghiệp của mình phát triển công việc kinh doanh online thì hãy xem thêm tại https://hotairballoon.click/ nhé, một lần nữa cảm ơn bạn nhiều.g. Với mọi plugin quan trọng, mình đều có những hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Những plugin WordPress tốt nhất cho Blog
Trong thư viện WordPress có hơn 50 ngàn plugin miễn phí khác nhau và chưa kể những sản phẩm từ bên cung cấp thứ 3.
Đó là lý do những bạn mới rất khó biết được những plugin nào cần dùng trên Blog. Vì vậy mình đã chuẩn bị cho bạn một số nhóm plugin cần thiết mà bất kỳ blog nào cũng nên có.
- Plugins tối ưu SEO: Rank Math hoặc Yoast SEO
- Plugin bảo mật WordPress: Ithemes Security, Wordfence Security, Sucuri.
- Plugin Backup: UpdraftPlus. Backupbuddy.
- Plugin tối ưu hiệu suất: W3 Total Cache. WP Super Cache, WP Rocket.
- Plugin trình tạo trang: Elementor, Brizy, Thrive Architect.
- Plugin chia sẻ: Social Warface, Monarch, Social Snap.
- Plugin liên hệ: Contact Form 7, WPforms, HappyForms, Ninja form, Gravity form.
- Plugin xây dựng dựng danh sách Email: Bloom, Convert Pro, Thrive Leads, OptinMonster.
- Plugin phân tích dữ liệu truy cập: MonsterInsights, JetPack.
Bấy nhiêu đã đủ để xây dựng nội dung & phát triển Blog một cách chuyên nghiệp, ngoài ra nếu bạn muốn hiểu một cách chi tiết hơn về plugin thì có thể xem hướng dẫn này.
Bước 9: Tạo một trang trên Blog (Viết trang giới thiệu)
Trang là một thành phần cơ bản trên Blog để bạn tạo ra các nội dung cố định, bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn tạo một trang đơn giản.
Thông thường chúng ta phải tạo một trang giới thiệu, nó giúp khách truy cập tìm hiểu nhiều hơn về bạn cũng như mong đợi những gì bạn đem lại cho họ.
Để tạo một trang giới thiệu hãy chọn Pages -> Add New.

Sau đó gõ tiêu đề trang (ví dụ giới thiệu). Tiếp tục gõ nội dung giới thiệu tùy ý trong khung soạn thảo tương tự như khi bạn làm trên Microsoft Word.
Bạn có thể nhấn Preview ở góc phải màn hình để xem nó hiển thị thế nào trên giao diện, đồng thời khi đã hoàn thành hãy nhấn nút Publish để xuất bản.

Bạn sẽ có kết quả trên giao diện người dùng thế này:

Tạm thời bạn chỉ cần hiểu cách tạo một trang cơ bản như vậy, sau này sẽ có những cách giúp bạn tạo ra các trang phức tạp như liên hệ, trang chủ, trang đích bán hàng,…
Sắp ra mắt: Cách tạo một trang WordPress nâng cao bằng cách dùng Page Builder Plugin
Bước 10: Viết kiệt tác đầu tiên của bạn
Với hầu hết Blogger bạn sẽ thường xuyên làm việc với nội dung, nói cách khác bạn có thể dành đến hơn 90% thời gian làm việc trên Blog vào các bài viết.
Vì vậy hãy bắt đầu một bài viết Blog cơ bản như sau:
(Nhấp vào ảnh để phóng to)
(1) Đi đến phần Posts -> Add New.
(2) Viết tiêu đề bài Post. Ví dụ: Bài viết đầu tiên của tôi.
(3) Soạn thảo nội dung cho bài viết: Tương tự như cách đánh trên Word.
(4) Định dạng văn bản: Nhấp vào dòng văn bản hoặc bôi đen để hiện ra các tùy chọn số định dạng như in đậm, in nghiêng, căn lề,..
(5) Thêm hình ảnh vào bài viết: Đặt con trỏ ở vị trí cần chèn sau đó nhấp vào dấu + và chọn mục Image, tiếp tục chọn Upload để tải lên từ máy tính.
(6) Nhấn Preview để xem trước trên giao diện người dùng
(7) Thêm hình ảnh đặc trưng: Chọn Featured Image sau đó tải hình ảnh lên ở mục Upload.
(8) Chọn loại định dạng bài viết (khuyến nghị Standard).
(9) Nhấn Publish để xuất bản.
Bạn sẽ có được kết quả như thế này trên giao diện người dùng:

Tuyệt đẹp phải không?
Hãy mạnh dạng xuất bản kiệt tác đầu tiên của bạn, đừng ngại ngần vì nó quá tệ, chưa sâu sắc hoặc quá ngắn. Hãy cảm thấy tự hào vì đây là lần đầu bạn tạo nội dung cho trang Web.
Một số mẹo tạo nội dung Blog hấp dẫn cho người đọc
Viết nội dung hay cho Blog cần mất thời gian để hoàn thiện, không có một Blogger nào vừa mới tạo Blog lại có thể viết như một writer chuyên nghiệp.
Kể cả khi bạn đã học lớp chuyên văn ở trường trung học hoặc một sinh viên ngành Marketing vừa mới ra trường cũng chưa hẳn viết tốt.
Lý do vì viết Blog không giống như viết văn.
Do đó, mình có một số kinh nghiệm viết bài đăng Blog dành cho bạn. Áp dụng công thức này bạn sẽ có đến 60% kiến thức của một Copywriter chuyên nghiệp.
Viết tiêu đề hấp dẫn
Một tiêu đề hay sẽ giúp người đọc của bạn dễ dàng nhận ra nội dung của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời bạn có thể kích thích họ nhấp vào tiêu đề trong trường hợp nó hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang lưu trữ WordPress.
Có rất nhiều cách viết tiêu đề khiến khách truy cập khó lòng rời đi, chủ yếu là bạn cần biết họ muốn gì và tạo cảm giác tò mò. Ví dụ:
- 7 sai lầm các Blogger mới thường hay gặp phải
- Kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai lầm mà các Blogger mới thường gặp
- Cách tôi đã tạo ra được 10k traffic cho Blog trong vòng 2 tháng nhờ SEO
Đó là một vài trong hàng trăm cách viết tiêu đề khác nhau. Để tìm hiểu nhiều hơn về tiêu đề phù hợp cho Blog, bạn có thể tham khảo Blog của đối thủ trong lĩnh vực của bạn và học tập họ.
(Lưu ý: Không được sao chép nguyên bản)
Phần giới thiệu thu hút
Thực tế người dùng có thể đọc hết nội dung bài viết của bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần giới thiệu.
Vì vậy trong phần này hãy cố gắng lấy được cảm tình của họ bằng cách:
- Tỏ ra đồng cảm với vấn đề họ gặp phải
- Đề cập đến vấn đề họ đang gặp
- Giữ số lượng dòng trên mỗi đoạn ở mức tối đa 3.
- Dùng từ ngữ chuyển tiếp để tạo nên sự liền mạch giữa các câu, đoạn.
Ngoài ra, phần giới thiệu còn phụ thuộc vào lĩnh vực và đối tượng khách truy cập của Blog.
Nội dung cuốn hút
Trong quá trình viết, bạn nên sử dụng một số nghệ thuật để người đọc không cảm thấy chán, và điều này bạn cần học tập và tích lũy mới có thể nhuần nhuyễn. Mình thường dùng một số cách dưới đây:
- Giữ các đoạn ngắn
- Thường xuyên thêm phương tiện: Hình ảnh, video, âm thanh,…
- Dùng các tùy chọn định dạng văn bản: In đậm, in nghiêng, builet,..
- Kể một câu chuyện cá nhân (cái này rất nhiều Blogger áp dụng vì người dùng rất thích đọc).
- Thêm số liệu dẫn chứng (nếu có).
Bây giờ hãy áp dụng công thức trên cho bài viết tiếp theo của bạn, chắc chắn ít nhiều bạn sẽ thấy được những cải thiện đáng kể về nội dung và bài viết trở nên rất chuyên nghiệp.
(Hãy cho mình biết kết quả của bạn trong comment bên dưới)
Bước 11: Tìm kiếm lượng truy cập (Traffic) vào Blog
Bây giờ là phần khó nhất và nó quyết định đến thành công của một Blog trực tuyến.
Hầu hết, khi mới tạo Blog sẽ không có ai biết đến bạn. Hãy tưởng tượng như bạn vừa mở một thư viện và chưa ai vào đọc, vậy làm sao để nhiều người ghé thăm và đọc nội dung hữu ích của bạn?
Đúng rồi! Bạn cần quảng bá Blog của mình để tìm kiếm khách truy cập.
Có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên mình có 2 giải pháp tốt nhất cho bạn để quảng bá Blog mới.
- Tìm hiểu về SEO: Hình thức quảng bá này được mọi Blogger áp dụng, bạn cần thực hiện các kỹ thuật tối ưu nội dung để cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Có vẻ như khá khó khăn nhưng hầu như mọi yếu tố cần thiết đều đã được tích hợp trong plugin SEO WordPress.
- Quảng bá trên mạng xã hội: Dùng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Pinterest, Instagram,… sau đó chia sẻ nội dung của bạn cho bạn bè, các group.
Bước 12: Bắt đầu xây dựng danh sách Email
Một sai lầm lớn nhất mình từng thấy ở các Blogger là họ không xây dựng danh sách Email ngay từ những ngày đầu tạo Blog.
Thực tế là không phải khách truy cập nào vào Blog của bạn họ sẽ đọc hết nội dung hoặc mua hàng ngay từ bạn. Họ thường mua ở sau X lần (thay X bằng một con số).
Đó là lý do bạn nên mở một hình thức tham gia email, khi đã có thông tin liên hệ, bạn có thể gửi các email quảng bá bất kỳ lúc nào.

Để làm điều này bạn cần có một dịch vụ Email Marketing, nơi giúp bạn lưu trữ danh sách email và thực hiện các cuộc gửi Email hàng loạt tới hàng trăm, hàng ngàn người một lúc.
Nếu là người mới bạn có thể sử dụng Mailchimp, một dịch vụ Email Marketing có phiên bản miễn phí rất rộng rãi trong các thông số.
Ngoài ra, một số dịch vụ Email Marketing chuyên nghiệp khác (yêu cầu trả phí) như Sendfox, Activecampaign, Getresponse, Convertkit, Constant Contact. Do trả phí nên bạn sẽ được rất nhiều tính năng chuyên sâu về tiếp thị qua Email.
Có thể bạn cũng thích: Tiết kiệm ngân sách cho Email Marketing với Sendfox.
Bên cạnh đó trên Blog bạn cũng phải dùng một biểu mẫu thu thập email (gọi là opt-in form). Nó có tác dụng khá đặc biệt, sau khi người đọc của bạn gõ thông tin vào opt-in form thì dữ liệu sẽ được bắn qua dịch vụ Email Marketing.
Bạn có thể sử dụng plugin SumoMe miễn phí trên WordPress để tạo các form cơ bản. Tuy nhiên khi muốn có các tính năng chuyên nghiệp hãy dùng plugin trả phí như Convert Pro, Thrive Leads, Bloom.
Bắt đầu kiếm tiền Online từ công việc viết Blog
Đã tới lúc quan trọng nhất – bạn cần kiếm tiền với Blog. Trước mắt có thể dùng để duy trì Blog và đam mê hiện tại. Sau này nếu có khả năng và phát triển thì tự nhiên bạn sẽ biến nó thành công việc toàn thời gian và làm việc với đam mê của bạn.
Mặc dù có rất nhiều cách kiếm tiền Online từ Blog, tuy nhiên nếu là người mới thì mình nghĩ bạn nên bắt đầu với những hình thức dưới đây. Lý do vì nó khá đơn giản và tiềm năng.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Hình thức này được rất nhiều Blogger (và mình ngày trước lẫn hiện tại) lựa chọn bởi tiềm năng vô hạn & khả năng mang lại lợi nhuận vô cùng lớn.
Với hình thức này bạn không cần tạo ra sản phẩm cho riêng mình, chỉ cần tìm kiếm một chương trình tiếp thị liên kết từ các công ty có sản phẩm liên quan đến chủ đề Blog của bạn.
Sau đó nhận một liên kết và gắn nó vào các bài viết trên Blog, khi ai đó truy cập nội dung và mua hàng qua liên kết của bạn. Bạn sẽ tính tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm.
Mỗi chương trình tiếp thị đều có mức hoa hồng khác nhau, chúng giao động từ 3%-70% tùy vào ngành hàng và giá trị của sản phẩm.
Nhìn chung đây vẫn được coi là phương pháp kiếm tiền tốt nhất trên Blog mà mình khuyên bạn nên áp dụng.
Dành cho bạn: Hướng dẫn kiếm tiền với Affiliate Marketing cho người mới từ A-Z
Đặt quảng cáo
Mặc dù mình không khuyến khích bạn áp dụng cách kiếm tiền này vì các quảng cáo rất dễ làm giảm trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, nếu như bạn mới tạo Blog thì cách này cũng sẽ là giải pháp giúp bạn thấy được tiềm năng kiếm tiền Online.
Bạn có thể tham gia một số network như Google Adsense, Mgid,..sau đó họ cho bạn một mã tracking code.
Bạn chỉ cần dán nó vào Blog, khi ai click qua quảng cáo của bạn, bạn sẽ nhận được một số tiền nhất định.
Hoặc khi bạn có nhiều khác truy cập thì một số công ty liên quan đến chủ đề Blog của bạn có thể liên hệ và yêu cầu đặt quảng cáo với một mức giá thỏa thuận.
(Một Blog đang kiếm tiền bằng cách đặt quảng cáo trong nội dung)
Bán sản phẩm, dịch vụ cá nhân
Nếu bạn có sản phẩm hoặc thế mạnh về lĩnh vực nào đó thì có thể dùng Blog để quảng bá.
Một Blog thường cho mọi người thấy kiến thức chuyên môn của chủ sở hữu nó. Khi bạn thể hiện tốt, khách hàng họ sẽ tin tưởng vào bạn và sử dụng những gì bạn đang cung cấp.
Hầu như bất kỳ Blogger chuyên nghiệp đều sử dụng hướng này để kiếm tiền trên Blog. Và tiềm năng mang lại lợi nhuận của nó lớn hơn bất kỳ hình thức kiếm tiền Online nào.
KẾT LUẬN
Vậy là bạn vừa hoàn thành xong các bước tạo Blog, mình tin rằng nếu bạn làm theo những chia sẻ trên và nghiêm túc thực hành theo thì giờ đây bạn đã có thể tự tin chia sẻ kiến thức của mình ra thế giới.
Đồng thời bạn cũng đã chuẩn bị xong một nền tảng nội dung vững chắc, bạn sẽ không phải chịu sự gò bó như khi sáng tạo trên các mạng xã hội.
Những rào cản kỹ thuật bạn cũng đã an toàn vượt qua. Giờ là lúc dành thời gian xây dựng nội dung chất lượng cho Blog, tìm hiểu về các phương pháp Marketing Online và áp dụng để tìm kiếm độc giả cũng như khách hàng.
Trong quá trình tạo Blog, nếu bạn gặp khó khăn hoặc thăc mắc nào thì hãy để lại comment bên dưới. Mình sẽ giải đáp và hỗ trợ sớm nhất cho bạn.
Chúc bạn tạo Blog thành công và sớm có được những nguồn thu nhập đáng mơ ước từ nó.
TOP 2: HOTSTING THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TỐT NHẤT MÌNH ĐANG SỬ DỤNG
TOP 1: Hostinger: XEM TẠI ĐÂY, Xem video này làm theo nếu bạn chọn mua hostinger(khuyên dùng #1) MÃ GIẢM GIÁ SINHGIANG
TOP 2 : HostArmada: XEM TẠI ĐÂY