
Làm SEO Offpage là một công việc cần thiết để giúp bạn có thể tăng uy tín, cải thiện traffic và thứ hạng Website trên công cụ tìm kiếm.
Nếu như bạn có một website, mặc dù đã làm tốt SEO OnPage hay chia sẻ lên mạng xã hội nhưng traffic vẫn lẹt đẹt, thứ hạng vẫn giậm chân tại chỗ thì có lẽ bạn đã quên một thứ rất quan trọng.
Đó chính là tối ưu SEO Offpage.
Vậy SEO Offpage là gì mà có sức tác động lớn đến thứ hạng website như vậy? Cách làm SEO Offpage như thế nào cho hiệu quả?
Nếu đó là vấn đề bạn đang thắc mắc thì chúc mừng bạn đến đúng chỗ rồi!
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ tất tần tật những bí kíp, kinh nghiệm xương máu mà mình đã tích lũy được trong nhiều năm qua. Mình tin rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn không chỉ hiểu rõ ràng SEO Offpage là gì mà còn học được các chiến lược có thể áp dụng ngay lập tức.
Không dài dòng nữa! Cùng mình đi vào nội dung chính thôi!
Chương 1: Khái niệm cơ bản về SEO Offpage
Trong phần này mình sẽ giới thiệu và giải thích cho bạn hiểu rõ SEO Offpage là gì, tầm quan trọng của nó, sự khác biệt giữa SEO Onpage và Offpage.
Việc hiểu rõ về các khái niệm này sẽ giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc để thực hiện một chiến lược SEO Offpage hiệu quả.

SEO OffPage là gì?
Hiểu một cách đơn giản, SEO Offpage là tất cả những gì bạn làm bên ngoài website của mình để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Như trước đó mình chia sẻ về SEO Onpage chủ yếu tập trung vào tối ưu nội dung và cấu trúc website, thì SEO Offpage lại hướng đến việc xây dựng uy tín và danh tiếng cho website trên internet.
Bạn có thể hình dung SEO Offpage giống như bạn tìm kiếm các “phiếu bầu” cho website của mình. Mỗi backlink chất lượng, mỗi lượt chia sẻ trên mạng xã hội hoặc mỗi lần thương hiệu của bạn được ai đó nhắc đến trên internet đều là một “phiếu bầu” quý giá, giúp website của bạn ghi điểm trong mắt Google.

Ví dụ:
Giả sử bạn có một Blog về phát triển bản thân và bạn muốn cải thiện xếp hạng trang web của mình trên công cụ tìm kiếm bằng SEO Offpage.
Lúc này bạn có thể thực hiện bằng cách viết một bài đăng chất lượng về “cách rèn tính kỷ luật”. Sau đó chia sẻ bài viết này lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok.
Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với các blogger hoặc website có nội dung về phát triển bản thân khác và nhờ họ chia sẻ hoặc liên kết đến bài viết của bạn.
Nếu bài viết của bạn được nhiều người chia sẻ và nhận được nhiều liên kết từ các website có uy tín, điều này sẽ giúp cải thiện mức độ “Trust” cho Blog của bạn, từ đó cải thiện xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Tại sao SEO OffPage lại quan trọng đối với website mới?
Đối với các website mới, SEO Offpage đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Lý do là bởi các website mới thường chưa có nhiều nội dung và backlink, nên rất khó để cạnh tranh với các “ông lớn” đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Do vậy, khi tiến hành làm SEO Offpage sẽ giúp bạn:
- Tăng độ uy tín và sự tin cậy: Khi website của bạn có nhiều backlink từ các trang web uy tín, Google sẽ xem website của bạn là một nguồn thông tin đáng tin cậy, từ đó ưu tiên xếp hạng thứ hạng.
- Tăng khả năng hiển thị: SEO Offpage thúc đẩy bạn xuất hiện nhiều hơn trên các nền tảng mạng xã hội, cộng đồng Onine, công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp bạn thu hút thêm nhiều traffic.
- Tăng lượng truy cập tự nhiên: Khi website của bạn có thứ hạng cao và xuất hiện nhiều hơn trên kết quả tìm kiếm, bạn sẽ nhận được nhiều lượt truy cập tự nhiên hơn.
Nói tóm lại, SEO Offpage là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO tổng thể của bất kỳ website nào, nhất là đối với các website mới.
Vì vậy, nếu bạn muốn website của mình có nhiều traffic và tăng uy tín trong lĩnh vực thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua SEO Offpage.
Phân biệt Onpage SEO và Offpage SEO
Để hiểu rõ hơn về SEO Offpage, chúng ta cần phân biệt nó với người anh em song sinh của mình – SEO Onpage mà có lẽ bạn học ở bài trước trong serie học SEO cho người mới của mình.
Dù cả hai đều quan trọng như nhau trong việc cải thiện thứ hạng website, nhưng chúng lại có những đặc điểm và cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt. Mình đã tóm tắt thành bảng sau để bạn dễ nắm bắt hơn:
Yếu tố | SEO Onpage | SEO Offpage |
---|---|---|
Vị trí thực hiện | Trực tiếp trên website | Bên ngoài website |
Các yếu tố chính | Nội dung, tiêu đề, thẻ meta, cấu trúc URL, tốc độ tải trang, tối ưu hình ảnh,… | Backlink, social signals, brand mentions,… |
Mục tiêu | Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung website | Xây dựng uy tín và danh tiếng cho website trên internet |
Cách tiếp cận | Kỹ thuật | Chiến lược |
Ví dụ | Viết bài chuẩn SEO, tối ưu thẻ meta, cải thiện tốc độ tải trang,… | Xây dựng backlink từ các website uy tín, chia sẻ nội dung trên mạng xã hội, tham gia diễn đàn,… |
Nhìn chung thì không quá khó để phân biệt đâu, nếu tới giờ mà bạn còn hơi mơ hồ thì sau bài viết này chỉ cần bắt tay vào thực hành tầm khoảng 1 vài lần thì tự nhiên bạn sẽ “ngộ” ra thôi.
Chương 2: Các yếu tố quan trọng của SEO Offpage
Để có thể tự tin triển khai các chiến lược SEO OffPage hiệu quả cao, bạn cần biết được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nó.
Theo kinh nghiệm của mình, đây là 3 yếu tố mà người làm SEO Offpage nhất định phải biết:

Yếu tố #1: Backlink
Backlink là gì?
Backlink (hay còn gọi là liên kết ngược) đơn giản là một liên kết từ một website khác trỏ đến website của bạn. Mỗi backlink giống như một lời giới thiệu từ website khác, khẳng định rằng website của bạn có nội dung chất lượng và đáng tin cậy.
Ví dụ trong một bài viết trên website A mình trỏ một liên kết về Blog này thì được gọi là Backlink.
Phân biệt Dofollow và Nofollow
Không phải backlink nào cũng có giá trị như nhau. Có nhiều loại backlink khác nhau, và mỗi loại có tác động khác nhau đến SEO Offpage của bạn.
- Dofollow backlink: Đây là loại backlink có giá trị nhất, vì nó cho phép Google chuyển “link juice” (giá trị) từ website liên kết đến website của bạn.
- Nofollow backlink: Loại backlink này không chuyển “link juice”, nhưng nó vẫn có giá trị trong việc tăng traffic và độ nhận diện thương hiệu.

Vì vây, trong quá trình làm SEO website, bạn nên kết hợp xây dựng cả 2 loại backlink này một cách hài hòa. Đừng vì khả năng “chuyển giá trị” của dofollow mà bỏ quên nofollow nhé!
Cách lựa chọn backlinks chất lượng
Một backlink chất lượng có thể giúp website của bạn tăng hạng nhanh chóng, trong khi một backlink kém chất lượng có thể gây hại cho SEO của bạn.
Vậy câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để chọn được những backlink xịn nhất?”. Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần lưu ý:
- Độ uy tín của website: Backlink từ các website có uy tín cao (Domain Authority và Page Authority cao) sẽ có giá trị hơn nhiều so với backlink từ các website kém chất lượng. (Bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs hoặc Moz để kiểm tra DA/PA của một website).
- Sự liên quan về chủ đề: Backlink từ các website có nội dung liên quan đến chủ đề của website bạn sẽ có giá trị hơn. Ví dụ, nếu website của bạn về du lịch, thì backlink từ một blog du lịch sẽ có giá trị hơn backlink từ một website về công nghệ.
- Vị trí của backlink: Backlink đặt trong nội dung bài viết (contextual backlink) có giá trị hơn backlink đặt ở chân trang, sidebar hoặc comment.
- Anchor text: Anchor text là đoạn văn bản chứa liên kết. Anchor text nên chứa từ khóa liên quan đến nội dung của website bạn, nhưng không nên quá lạm dụng.
- Traffic của website: Backlink từ các website có lượng truy cập cao sẽ có giá trị hơn vì nó có thể mang lại nhiều traffic giới thiệu cho website của bạn.
- Độ đa dạng của backlink: Không nên chỉ tập trung vào một vài website để lấy backlink. Hãy cố gắng xây dựng backlink từ nhiều nguồn khác nhau để tăng tính tự nhiên và tránh bị Google phạt.
Ngoài ra, backlink “xịn” trên thì tất nhiên sẽ có backlink “bẩn”, đây thường là backlink mua từ những nguồn không thể kiểm soát chất lượng hoặc các dịch vụ build backlink tự động.
Và tất nhiên loại này sẽ gây hại cho SEO của bạn. Nó là Black SEO mà mình đã từng đề cập.
Yếu tố #2: Social signals
Social signals là gì?
Social Signals (hay còn gọi là tín hiệu xã hội) là các tương tác của người dùng với nội dung của bạn trên các nền tảng mạng xã hội. Đó có thể là lượt thích, chia sẻ, bình luận, hoặc thậm chí là lượt xem video.

Tại sao Social Signals lại ảnh hưởng đến SEO Offpage?
Mặc dù Google chưa bao giờ chính thức xác nhận, nhưng nhiều Pro SEOer tin rằng Social Signals có ảnh hưởng nhất định đến thứ hạng website.
Khi nội dung của bạn được chia sẻ và tương tác nhiều trên mạng xã hội, Google sẽ xem đó là một dấu hiệu cho thấy nội dung của bạn hữu ích và được nhiều người quan tâm. Điều này có thể giúp cải thiện thứ hạng website của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, Social Signals còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Tăng traffic: Khi nội dung của bạn được chia sẻ trên mạng xã hội, bạn có cơ hội tiếp cận với một lượng lớn người dùng tiềm năng, từ đó thu hút thêm traffic về website.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Social Signals giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn trên internet. Khi mọi người thấy nội dung của bạn được chia sẻ nhiều, họ sẽ tò mò và muốn tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn.
- Xây dựng cộng đồng: Social Signals giúp bạn xây dựng một cộng đồng người hâm mộ trung thành xung quanh thương hiệu của bạn. Khi có một cộng đồng vững mạnh, bạn sẽ dễ dàng quảng bá sản phẩm/dịch vụ và thu hút khách hàng hơn.
Yếu tố #3: Brand mention
Brand Mentions là gì?

Brand Mentions đơn giản là khi thương hiệu của bạn (tên công ty, tên sản phẩm, tên website,…) được nhắc đến trên các trang web, blog, diễn đàn, mạng xã hội, hoặc bất kỳ đâu trên internet.
Không nhất thiết phải có backlink trỏ về website của bạn, chỉ cần tên thương hiệu của bạn được nhắc đến là đã được tính là một brand mention.
Cách Brand Mentions giúp tăng độ uy tín của website
Google không chỉ quan tâm đến backlink, mà còn xem xét cả brand mentions như một tín hiệu để đánh giá độ uy tín và phổ biến của một website.
Khi thương hiệu của bạn được nhắc đến nhiều trên internet, Google sẽ xem website của bạn là một nguồn thông tin đáng tin cậy và có giá trị, từ đó tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, brand mentions còn mang lại nhiều lợi ích khác cho SEO Offpage, bao gồm:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Mỗi lần thương hiệu của bạn được nhắc đến, bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều người dùng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Xây dựng lòng tin: Khi thương hiệu của bạn được nhắc đến một cách tích cực, bạn sẽ xây dựng được lòng tin của khách hàng tiềm năng.
- Tạo cơ hội backlink: Brand mentions có thể dẫn đến backlink tự nhiên. Khi một người viết bài về thương hiệu của bạn, họ có thể sẽ đặt backlink đến website của bạn để người đọc tìm hiểu thêm.
Khi bạn đã nắm được các yếu tố SEO OffPage trên, giờ là lúc chúng ta thực hành những chiến lược được mình cho rằng hiệu quả và dễ dàng nhất đối với người mới.
Chương 3: Chiến lược xây dựng Backlink hiệu quả
Xây dựng backlink chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cải thiện SEO Offpage.
Tuy nhiên, không phải cứ có backlink là được, mà backlink đó phải đến từ những nguồn uy tín và có liên quan đến chủ đề của website bạn. Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn xây dựng backlink hiệu quả:

Guest posting
Guest posting (viết bài cộng tác) là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng backlink chất lượng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Khi bạn viết bài cho một website khác, bạn có cơ hội đặt backlink đến website của mình trong phần tiểu sử tác giả hoặc trong nội dung bài viết.
Ví dụ ngày trước khi mới phát triển Blog namdenroi.com mình đã đăng một bài guest post trên một Blog liên quan sau đó chèn một link để trỏ về một bài đăng đã xuất bản trước đó trên Blog.

Sau đây là 3 cách phổ biến giúp bạn tìm kiếm cơ hội guest post:
- Tìm kiếm trên Google: Sử dụng các từ khóa như “[tên lĩnh vực] + write for us” hoặc “[tên lĩnh vực] + “đăng bài viết” để tìm kiếm các website đang mở cơ hội guest post.
- Tham gia các cộng đồng trực tuyến: Các cộng đồng như Facebook groups hoặc diễn đàn là nơi lý tưởng để tìm kiếm cơ hội guest post và kết nối với các blogger khác.
- Liên hệ trực tiếp với các website: Nếu bạn tìm thấy một website có nội dung phù hợp với lĩnh vực của bạn, hãy thử liên hệ trực tiếp với họ để hỏi về cơ hội guest post.
Để có một bài guest post hiệu quả, bạn nên dành thời gian nghiên cứu về website đó như DA (thẩm quyền tên miền), đối tượng, phong cách viết bài và các chủ đề mà họ quan tâm. Từ đó chọn chủ đề phù hợp và được mọi người đón nhận nhiều nhất để tăng khả năng tiếp cận.
Sau đó viết một bài đăng chất lượng đem lại nhiều giá trị cho họ. Cuối cùng là tối ưu SEO và đặt backlink trỏ về website của bạn.
Thật ra quá trình này khá đơn giản, chỉ khó ở chỗ tìm website uy tín cho phép bạn đăng bài thôi, còn mảng nội dung thì giờ có các công cụ AI hỗ trợ nên không phải mất quá nhiều thời gian, như mình hồi xưa phải thủ công mọi bước mới vất vả.
Vì vậy, khả năng thuyết phục và kết giao của bạn ở phương pháp build backlink này sẽ là điểm cộng rất lớn.
Đi forum
Đi forum là thuật ngữ quen thuộc trong cộng đồng SEO, nó ám chỉ việc tham gia các diễn đàn, cộng đồng Online để xây dựng backlink và tăng độ nhận diện thương hiệu. Đây là một cách làm SEO Offpage khá phổ biến và hiệu quả đặc biệt là đối với các website mới.

Để đi forum bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Chọn diễn đàn phù hợp: Hãy chọn những diễn đàn có chủ đề liên quan đến lĩnh vực của bạn và có lượng thành viên hoạt động đông đảo.
- Tạo tài khoản và hoàn thiện hồ sơ: Tạo một tài khoản với tên người dùng thật.
- Tham gia thảo luận: Đừng chỉ đăng bài quảng cáo. Hãy tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ kiến thức, và giúp đỡ những thành viên khác.
- Xây dựng uy tín: Càng đóng góp nhiều cho diễn đàn, bạn càng có uy tín và được các thành viên khác tôn trọng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng backlink và thu hút traffic hơn.
- Đặt backlink một cách tự nhiên: Đừng spam backlink. Hãy đặt backlink một cách tự nhiên trong chữ ký hoặc trong nội dung bài viết, khi nó thực sự có liên quan và hữu ích cho người đọc.
Trong quá trình đi forum bạn hãy tuân thủ quy định của diễn đàn vì mỗi diễn đàn có những quy định riêng về việc đăng bài và đặt backlink. Hãy đọc kỹ để tránh không được phê duyệt hoặc xóa link.
Báo PR
Đây là cách xây dựng backlink đòi hỏi bạn phải bỏ tiền, cụ thể bạn đề nghị hợp tác với các trang báo, tạp chí điện tử để đăng tải bài viết giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu của bạn.
Trong bài PR thường có kèm theo backlink trỏ về website của bạn, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút traffic.
Chính vì mất tiền nên tùy vào ngân sách mà bạn có thể có được những backlink chất lượng cao đến siêu chất lượng. Ví dụ khi những trang báo lớn như vnexpress.net hay thanhnien.vn trỏ về thì độ trust sẽ cực kỳ cao.
Một thương hiệu được Vnexpress trỏ backlink đến
Bên cạnh đó một cách đi backlink khác cũng khá hiệu quả là mua từ những website có cùng lĩnh vực, với cách guest post trên đôi khi bạn sẽ bị từ chối vì họ cảm thấy không nhận được nhiều lợi ích, vì vậy bạn có thể mua chuộc họ bằng tiền.
Thông thường mua backlink kiểu này sẽ rẻ hơn báo PR, rất thích hợp cho những website mới có ngân sách thấp.
Trao đổi backlink với các website cùng chủ đề
Trao đổi backlink (link exchange) là một cách hiệu quả để có được backlink chất lượng từ các website có liên quan đến chủ đề của bạn. Đây là một mối quan hệ “cộng sinh”, hai bên cùng có lợi khi trao đổi backlink cho nhau.
Cách thức hoạt động của phương pháp này như sau:
- Tìm kiếm đối tác: Bạn tìm kiếm các website cùng chủ đề có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn website của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm hoặc tham gia các cộng đồng SEO để tìm kiếm họ.
- Liên hệ và đề xuất: Liên hệ với chủ sở hữu website và đề xuất trao đổi backlink. Hãy giới thiệu về website của bạn, cho họ thấy lợi ích khi cả 2 cùng hợp tác, và đề xuất vị trí đặt backlink.
- Thỏa thuận và thực hiện: Nếu hai bên đồng ý, hãy thống nhất về vị trí đặt backlink, anchor text, và các điều khoản khác. Sau đó, thực hiện trao đổi backlink theo đúng thỏa thuận.
Bằng cách này bạn không những có thêm backlink mà còn kết nối được với những người có cùng chuyên môn, là cơ hội tuyệt vời để bạn và họ trao đổi kiến thức, học hỏi lẫn nhau.
Chương 4: Sử dụng Social Media để cải thiện SEO Offpage
Mạng xã hội không chỉ là nơi để bạn kết nối với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc vui buồn, mà còn là một “mảnh đất tiềm năng” để bạn cải thiện SEO Offpage cho website của mình.
Hãy cùng mình khám phá những bí quyết để tận dụng tối đa hiệu quả của nó nhé!

Kết nối hồ sơ mạng xã hội với website
Việc liên kết các hồ sơ mạng xã hội của bạn với website không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp và độ tin cậy cho website mà còn tạo ra một “cầu nối” để thu hút traffic từ mạng xã hội về website của bạn.
Có nhiều cách để kết nối hồ sơ mạng xã hội với website của bạn, tùy thuộc vào nền tảng website và mạng xã hội mà bạn sử dụng. Dưới đây là một số cách phổ biến:
- Thêm nút chia sẻ mạng xã hội: Nếu bạn dùng WordPress như mình, thì đều có sẵn các plugin hoặc widget cho phép bạn dễ dàng thêm nút chia sẻ mạng xã hội vào website. Khi người dùng nhấp vào các nút này, họ có thể chia sẻ nội dung của bạn lên trang cá nhân của họ trên mạng xã hội.
- Thêm liên kết đến hồ sơ mạng xã hội: Bạn có thể thêm liên kết để người dùng kết nối đến các hồ sơ mạng xã hội của mình. Có thể đặt nó ở header, footer, sidebar hay các trang đều được.
- Cung cấp thông tin website trong mỗi hồ sơ: Nếu bạn để ý, các mạng xã hội đều có phần giới thiệu cho phép bạn điền địa chỉ website của mình. Vì vậy hãy luôn thêm nó vào, mỗi cái là một tín hiệu tốt cho SEO Offpage.
Cuỗi mỗi bài viết của mình đều có nút chia sẻ để khuyến khích mọi người hành động
Seeding
Seeding (gieo hạt) là một kỹ thuật marketing lan truyền, trong đó bạn khéo léo đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình vào các cuộc trò chuyện, bài viết, hoặc bình luận trên mạng xã hội.
Mục tiêu của seeding là tạo ra sự chú ý và quan tâm một cách tự nhiên, không gây phản cảm hoặc khó chịu cho người đọc.
Đây là cách mà bạn có thể seeding hiệu quả:
- Xác định mục tiêu: Bạn muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút traffic, hay xây dựng lòng tin? Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng nội dung seeding phù hợp.
- Chọn kênh phù hợp: Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu và mục tiêu của bạn, hãy chọn những kênh phù hợp để seeding, ví dụ như Facebook, Instagram, diễn đàn, blog,…
- Tạo nội dung giá trị: Nội dung seeding của bạn phải thực sự hữu ích, thú vị, và liên quan đến chủ đề của kênh mà bạn đang seeding.
- Tương tác tự nhiên: Đừng spam hoặc quảng cáo lộ liễu. Hãy tham gia vào các cuộc trò chuyện một cách tự nhiên, chân thành, và đóng góp ý kiến hữu ích.
Bằng cách này bạn có thể gây sự chú ý cho mọi người, khiến họ tò mò muốn tìm hiểu thêm về bạn cũng như nhưng giá trị mà bạn cung cấp trong chủ đề đó.
Tạo nội dung viral
Sức mạnh của nội dung viral là không thể bàn cãi trong Marketing, nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến SEO Offpage.
Khi bạn tạo ra những nội dung giá trị và có khả năn lan truyền mạnh, lúc này sẽ có nhiều người quan tâm và chia sẻ nó đến nhiều người hơn. Qua đó brand của bạn cũng được nhiều người biết đến.
Chưa kể nếu khéo léo đặt link điều hướng người xem về website thì bạn có thể kéo thêm một lượng lớn traffic, đó cũng là một tín hiệu quan trọng để Google đánh giá và cải thiện thứ hạng của bạn.
Chương 5: Các kỹ thuật nâng cao trong SEO Offpage
Sau khi đã nắm vững những kiến thức cơ bản về SEO Offpage, bạn có thể muốn khám phá những kỹ thuật nâng cao hơn để đưa website của mình lên một tầm cao mới. Hai kỹ thuật mà mình muốn giới thiệu với bạn là Local SEO và Public Relations (PR).

Local SEO
Local SEO (SEO địa phương) là một chiến lược SEO tập trung vào việc tối ưu hóa website của bạn để hiển thị tốt hơn trên kết quả tìm kiếm địa phương. Nếu doanh nghiệp của bạn phục vụ khách hàng trong một khu vực địa lý cụ thể, thì Local SEO là một yếu tố không thể bỏ qua.
Các yếu tố quan trọng trong Local SEO:
- Google My Business: Tạo và tối ưu hóa hồ sơ Google My Business của bạn, bao gồm thông tin doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc, hình ảnh,…
- NAP Citations: Đảm bảo thông tin NAP (Name, Address, Phone number) của bạn nhất quán trên tất cả các trang web, danh bạ trực tuyến, và mạng xã hội.
- Đánh giá và nhận xét của khách hàng: Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá và nhận xét tích cực về doanh nghiệp của bạn trên Google My Business và các nền tảng khác.
- Backlink địa phương: Xây dựng backlink từ các website địa phương có liên quan đến lĩnh vực của bạn.
- Nội dung địa phương: Tạo ra nội dung có liên quan đến khu vực địa phương của bạn, ví dụ như các bài viết về sự kiện địa phương, tin tức địa phương, hoặc hướng dẫn du lịch địa phương.
Public Relations (PR)
Public Relations (PR), hay còn gọi là quan hệ công chúng, là một hoạt động truyền thông nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực cho một cá nhân, tổ chức, hoặc thương hiệu.
PR có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm báo chí, truyền hình, radio, mạng xã hội, và các sự kiện.
Các hoạt động PR hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
- Viết và gửi thông cáo báo chí: Thông cáo báo chí là một công cụ hữu ích để thông báo về các sự kiện, sản phẩm mới, hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp bạn đến giới truyền thông.
- Tổ chức họp báo: Họp báo là một cách hiệu quả để công bố thông tin quan trọng và thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
- Tham gia phỏng vấn: Trả lời phỏng vấn trên báo chí, truyền hình, hoặc radio là một cơ hội để bạn chia sẻ về doanh nghiệp của mình và tạo dựng hình ảnh chuyên gia.
- Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông: Hãy chủ động kết nối và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà báo, biên tập viên, và những người có ảnh hưởng trong giới truyền thông.
Nhìn chung, với quy mô là một Blog cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ thì bạn không cần quá quan tâm đến các kỹ thuật nâng cao này. Tuy nhiên, nên biết sơ để sau này có thể sẽ cần dùng tới.
Chương 6: Cách đo lường hiệu quả của chiến dịch SEO Offpage
Sau khi đã đầu tư thời gian và công sức vào các chiến dịch SEO Offpage, việc đo lường hiệu quả là vô cùng quan trọng để biết được những gì đang hoạt động tốt và những gì cần cải thiện.
Dưới đây là một số chỉ số và công cụ giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO Offpage một cách toàn diện:

Các chỉ số quan trọng cần theo dõi
Domain Authority (DA): Chỉ số đánh giá độ uy tín của toàn bộ tên miền của bạn. DA càng cao, website của bạn càng có khả năng xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Page Authority (PA): Chỉ số đánh giá độ uy tín của một trang cụ thể trên website của bạn. PA cao cho thấy trang đó có khả năng xếp hạng tốt cho các từ khóa liên quan.
Referring Domains: Số lượng tên miền khác nhau chứa backlink trỏ đến website của bạn. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ website của bạn càng được nhiều nguồn uy tín khác tin tưởng và liên kết đến.
Traffic: Lượng truy cập đến website của bạn. Bạn cần theo dõi cả traffic tổng thể và traffic từ các nguồn giới thiệu (referral traffic) để biết được hiệu quả của các chiến dịch SEO Offpage.
Social Signals: Lượt thích, chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội. Mặc dù không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp, nhưng Social Signals cho thấy nội dung của bạn được nhiều người quan tâm và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng website.
Brand Mentions: Số lần thương hiệu của bạn được nhắc đến trên các kênh trực tuyến. Brand mentions giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và có thể gián tiếp cải thiện SEO.
Công cụ hỗ trợ đo lường
Google Analytics: Công cụ phân tích website miễn phí của Google, cung cấp thông tin chi tiết về traffic, nguồn truy cập, hành vi người dùng, và nhiều chỉ số quan trọng khác.
Google Search Console: Công cụ miễn phí của Google giúp bạn theo dõi hiệu suất website trên kết quả tìm kiếm, bao gồm các từ khóa mà website của bạn đang xếp hạng, số lần hiển thị, và tỷ lệ nhấp (CTR).
Ahrefs: Công cụ SEO trả phí mạnh mẽ, cung cấp thông tin chi tiết về backlink, từ khóa, đối thủ cạnh tranh, và nhiều tính năng hữu ích khác.
SEMrush: Một công cụ SEO trả phí khác với nhiều tính năng tương tự như Ahrefs.
Moz: Công cụ SEO trả phí cung cấp các chỉ số DA, PA, và các công cụ phân tích backlink, từ khóa, và tối ưu hóa Onpage.
Phần kết luận
Và đó là tất cả những kiến thức quan trọng về học SEO OffPage cho người mới.
Chặng đường này có thể dài và đầy thử thách, nhưng mình tin rằng phần thưởng bạn nhận được sẽ vô cùng xứng đáng. Một website với thứ hạng cao trên Google, lượng traffic ổn định, và thương hiệu được nhiều người biết đến chính là “chén thánh” mà bất kỳ chủ website nào cũng khao khát.
Hy vọng bây giờ bạn đã có cái nhìn tổng quan về SEO Offpage, hiểu rõ tầm quan trọng của nó, và nắm được những chiến lược, kỹ thuật hiệu quả để áp dụng cho website của mình.
Hãy nhớ rằng, SEO Offpage không phải là một cuộc chạy nước rút, mà là một cuộc đua marathon. Bạn cần kiên trì, nhẫn nại, và liên tục học hỏi và cải thiện để đạt được kết quả mong muốn.
Chúc bạn có những chiến dịch SEO thành công!
Top 2 HOTSTING THIẾT KẾ TRANG WEBSITE TỐT NHẤT MÌNH ĐANG SỬ DỤNG
Top 1 Hostinger: XEM TẠI ĐÂY, Xem video này làm theo nếu bạn chọn mua hostinger(khuyên dùng #1) MÃ GIẢM GIÁ SINHGIANG
Top 2: : HostArmada: XEM TẠI ĐÂY